TÊN BÀI VIẾT (Viết chữ in hoa, cỡ chữ 15, in đậm)

Ngủ sớm, dậy sớm học hiệu quả hơn

Là một nhà giáo dục và là một giáo viên về kỹ năng, anh Phạm Thanh Tuấn, chuyên viên tham vấn tâm lý Trường ĐH Nguyễn Tất Thành, chia sẻ: “Thời gian nghỉ ngơi cho một ngày học tập và làm việc để có thể tái tạo năng lượng cho ngày làm việc tiếp theo, nếu chúng ta cố gắng học quá khuya thì không thể nào có đủ năng lượng và tỉnh táo để học tập vào ngày hôm sau. Việc này cũng có thể ảnh hưởng đến chất lượng học tập của chúng ta”.

Anh Thanh Tuấn còn cho biết: “Thời gian học tập có thể bố trí linh hoạt tùy thuộc vào từng đối tượng, nhưng tốt nhất chúng ta có thể ôn bài và học bài vào khoảng thời gian từ 20 giờ đến 22 giờ. Vì cơ bản thời gian này có thể khái lược lại kiến thức trên lớp, giải bài tập về nhà và soạn bài cho ngày hôm sau, thời gian này phù hợp với đối tượng là các em học sinh...”.

Trong khi đó, bác sĩ Huỳnh Thanh Hiển, công tác tại chuyên khoa II Bệnh viện Tâm thần TP.HCM, chia sẻ: "Học bài từ khung giờ 22 giờ đêm đến 2, 3 giờ sáng rồi mới đi ngủ thì chỉ 'công cốc', vì lúc đó não sẽ bị bão hòa, việc tiếp thu hay ghi nhận rất kém do nó đã làm việc xuyên suốt từ sáng đến tối. Vì vậy, các em nên đi ngủ vào lúc 21, 22 giờ, đến 4, 5 giờ sáng thức dậy học sẽ hiệu quả hơn".

Trước hết, các bài báo khoa học là công trình nghiên cứu được công bố trong hoặc sau khi nghiên cứu kết thúc. Ở một khía cạnh nào đó nghiên cứu và công bố là trách nhiệm xã hội của nhà khoa học. Tuy nhiên với các nhà nghiên cứu trẻ, mới bắt đầu tiến hành nghiên cứu bằng nguồn ngân sách nhỏ, việc tiếp cận được các bài báo tại các tạp chí khoa học uy tín thì việc trả một khoản phí để có được nội dung các ấn phẩm nghiên cứu này không phải lúc nào cũng dễ dàng.

May thay, bên cạnh các website tính phí như hiện nay vẫn tồn tại các diễn đàn / nền tảng chia sẻ miễn phí cho người dùng, theo cách mà tụi mình hay nói đùa là “Lấy của người giàu chia cho người nghèo”. Nhờ đó, một bộ phận trí thức nghiệp dư như chúng ta có cơ hội tiếp cận các tri thức tiến bộ của nhân loại. Tất cả những gì các bạn cần bây giờ là: (1) Câu hỏi nghiên cứu, (2) Internet, (3) Tiếng Anh cơ bản và (4) thói quen trích dẫn

Bạn có thể bắt đầu đi tìm các bài báo thông thường bằng dựa vào danh mục tài liệu tham khảo, nằm phía cuối công trình mà các bạn đọc được hoặc dựa vào sự gợi ý tài liệu tham khảo của giáo viên hướng dẫn.

Lúc này, cái các bạn có là tên bài báo, cái bạn chưa có là nội dung full của bài báo. Và để có được nó, hoặc là các bạn bới hỏ xin bạn bè một cách may rủi, hoặc là ăn ngủ luôn tại các thư viện của trường đại học hay nhẹ nhàng hơn thì tìm đến các Website cụ thể chuyên cung cấp cái các bạn đang cần tìm. Dưới đây là câu trả lời cho bạn

Đây được coi là địa chỉ đã quen thuộc với nhiều người bởi đó là sản phẩm của Google. Sau khi gõ nội dung cần tìm kiếm, Google sẽ đưa ra một loạt các bài báo hoặc tài liệu có liên quan.

Tất nhiên, Google sẽ sắp xếp thông tin theo bài được tìm kiếm nhiều nhất, nhưng có một chỉ số mà các bạn có thể quan tâm là Cited (“được trích dẫn”), theo đó, bài báo nào được Cited càng nhiều thì càng đáng tin cậy và ngược lại. Nút thứ hai là [PDF] - nếu nút này xuất hiện, thì có nghĩa bài báo này được lưu ở định dạng PDF, các bạn có thể chọn để bạn và download miễn phí về máy.

Một lưu ý nhỏ khi chúng ta tìm kiếm trên Google, đó là hãy nhập từ khóa cần tìm trong ngoặc kép (Vd: "social development" thay vì social development). Việc đưa từ khóa vào ngoặc kép giúp Google nhận diện "social development" là một cụm từ, khác với hai từ "social" và "development" đơn lập. Việc làm này giúp tăng hiệu suất tìm kiếm thông tin hơn.

Hãy chắc chắn rằng các bạn đã đăng nhập bằng một tài khoản Google, ứng dụng Drive của Google sẽ hữu dụng trong việc lưu trữ và tải tài liệu về máy. Với Google Scholar, nếu may mắn, các bạn có thể tải cả sách và các tạp chí khoa học.

Triết lý “Lấy của người giàu chia cho người nghèo” được thể hiện rõ nhất qua website này. Có thể hình dung vào lúc đầu, một số học giả có điều kiện mua tài khoản từ các website tính phí mà mình vừa liệt kê kể trên, sau khi đã sở hữu bài báo, họ lại đăng ngược lên một số diễn đàn miễn phí với mục đích giúp cho bất cứ ai cũng có thể sử dụng được.

Cách thực hiện rất đơn giản. Với bài báo các bạn đã có link (URL) để đọc nhưng lại không được download, các bạn sẽ copy đường link (hoặc tên) của bài báo đó và add vào ô “Enter URL...” và nhấn “Open” - web sẽ đưa các bạn nơi để download bài báo ấy ngay lập tức

Ví dụ, các bạn muốn lấy bài báo: “The seven sexes: A study in the sociology of a phenomenon, or the replication of experiments in physics” của HM Collins mà trang Google Scholar ở trên không có sẵn file download. Hãy copy tên bài báo và thả vào ô tìm kiếm rồi nhấn “Open”. Nếu bài báo này có trong cơ sở dữ liệu của nó, bạn sẽ nhận được hướng dẫn xác minh với giao diện bằng tiếng Nga.

Sau khi gõ đúng Cap-cha để xác minh rồi nhấn nút “Продолжить” (tiếp tục) ở bên dưới, bài báo sẽ xuất hiện. Lúc này các bạn chỉ cần download về. Nếu bài báo không có sẵn, website sẽ hiện màn hình trắng và nói rằng bài báo không được tìm thấy bằng cả tiếng Nga và tiếng Anh ("статья не найдена в базе | article not found"). Đừng nản chí, chúng ta vẫn còn những lựa chọn khác.

Tất nhiên, vì đây là cách làm hack, nên website này bị cấm tại nhiều nơi đến nỗi họ phải thay tên miền liên tục. Web có tên là SCI-HUB, còn hai chữ “tw” ở đằng sau không quan trọng, nó có thể bị thay bất cứ khi nào để trốn tránh việc truy đuổi của các nhà chức trách.

Chính vì được tải lên từ hàng nghìn nguồn tin khác nhau nên không phải ngẫu nhiên mà các website tính phí chỉ có số lượng bài từ 8.000 - 3.000.000, trong khi trên SCI-HUB có hơn 70.000.000 bài báo khác nhau - một con số ấn tượng phải không? Mặc dù cần hiểu rằng không phải bài báo nào cũng có, nhưng với tổng thể lớn như vậy, xác suất để tìm được cái các bạn cần vẫn cao hơn

Đây là cộng đồng chia sẻ tài liệu trên Facebook. Các bạn có thể sử dụng kết hợp giữa SCI-HUB với cộng đồng để lấy được tài liệu. Nguyên tắc hoạt động của nhóm cũng tương tự với SCI-HUB, các bạn sẽ tham gia nhóm và đăng tên bài báo hoặc sách cần tìm. Sau đó, nếu ai có link download bài báo đó họ sẽ inbox cho bạn.

Đây có thể được xem là cộng đồng kết nối đáng nể. Một số lưu học sinh tại nước ngoài có cơ hội tiếp cận với hệ thống thư viện đa dạng tại nơi họ học, các thư viện này lại liên kết với các thư viện hoặc nhà xuất bản khác, nên sau khi có được sách, họ lại chia sẻ về Việt Nam thông qua các nhóm như thế này. Thật là đáng quý phải không?

Một giải pháp nữa mà mình muốn giới thiệu là trang web có giao diện “kim cổ giao duyên” này. Hệ thống nút ban đầu có thể làm các bạn chóng mặt song thực tế lại là các thông số để đảm bảo việc tìm kiếm thông tin của các bạn được diễn ra một cách chính xác hơn.

Thay vì tìm một cuốn Sociology giữa vô vàn quyển sách hãy thu hẹp phạm vi tìm kiếm lại bằng cách vào Topic > Other social sciences > Sociology. Nhơ đó, xác suất để tìm ra chính xác một cuốn sách ưng ý sẽ chính xác hơn, rất đơn giản phải không nào ?

OK, như vậy là bài toán tìm tài liệu khoa học đã được giải quyết. Song công việc của các bạn không phải đã kết thúc. Sau khi tham khảo tài liệu, hãy trích dẫn đầy đủ theo quy chuẩn khoa học nhé. Chúng ta đã được sử dụng miễn phí và điều ít nhất chúng ta có thể làm đó là tri ân những người đã tạo ra những bài viết này.

Hãy nhớ rằng: Đạo văn là điều không thể chấp nhận trong môi trường học thuật !

Hy vọng giúp được ít nhiều trong quá trình tự học, tự nghiên cứu của các bạn. Và mình vẫn khuyên các bạn nếu có điều kiện, vẫn nên sử dụng các tài khoản tính phí - không chỉ với các ứng dụng học thuật mà còn cả các software phụ vụ nghiên cứu. Nếu không, hãy nghĩ tới các cộng đồng mã nguồn mở (open source) và nếu được, đừng ngần ngại viết thêm các website mà các bạn biết ở bên dưới để làm phong phú thêm các lựa chọn nhé.

Cám ơn các đồng nghiệp đã chia sẻ cho mình các link tài liệu đáng quý trên !

(*) Ngoài các trang web ở trên, nhất định phải kể đến "Bo-k". Rất tiếc, năm 2022 trang web Bo-k đã bị FBI đánh sập do ...vi phạm bản quyền. Nếu thích các bạn có thể vào trang PDF Drive [tại đây] để thay thế.

Media Team, Sociology Hue - HUSC

Editor: Tuấn Long | [email protected]