Bìa Lịch Sử Việt Nam
Trình duyệt của bạn đã tắt chức năng hỗ trợ JavaScript.
Các cuộc chiến tranh trong lịch sử Việt Nam
Wikimedia Commons có thêm hình ảnh và phương tiện truyền tải về
(Chinhphu.vn) - Đó là thông điệp của Hội thi tìm hiểu Lịch sử Việt Nam cấp thành phố do Thành đoàn, Hội đồng Đội Thành phố Hà Nội tổ chức sáng 13/5 tại Bảo tàng Lịch sử quốc gia Việt Nam.
Vĩnh Long là một tỉnh nằm ở khu vực đồng bằng sông Cửu Long, thuộc miền Nam Việt Nam. Vĩnh Long cách Thành phố Hồ Chí Minh 135 km về phía Nam và cách Thành phố Cần Thơ 40 km về phía Bắc theo đường Quốc lộ 1A3 . Tỉnh nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, dạng địa hình khá bằng phẳng với độ dốc nhỏ hơn 2 độ, không có núi đồi, địa hình lòng chảo, trũng ở trung tâm và cao dần về phía Bắc, Đông Bắc và Nam Đông Nam, bị chia cắt bởi nhiều con sông và kênh rạch4 .
Năm 1732, Vùng đất Vĩnh Long thời ấy được Nguyễn Phúc Trú thành lập, với tên gọi đầu tiên của tỉnh là Châu Định Viễn, thuộc dinh Long Hồ. Năm 1779, đổi tên thành Hoằng Trấn dinh. Giai đoạn từ năm 1780 đến năm 1805, đổi thành Vĩnh Trấn, từ năm 1806 đến năm 1832, Vĩnh Trấn được đổi thành Trấn Vĩnh Thanh. Từ năm 1832 đến năm 1950, tên gọi Vĩnh Long được hình thành với vai trò là một tỉnh3 . Giai đoạn từ năm 1951 đến năm 1954, Vĩnh Long được đổi thành tỉnh Vĩnh Trà. Từ năm 1954 đến 1975, tỉnh Vĩnh Long được tái lập lần thứ 2. Từ năm năm 1976 đến tháng 5 năm 1992, mang tên là tỉnh Cửu Long, Cuối cùng là từ ngày 5 tháng 5 năm 1992 tỉnh Vĩnh Long được sử dụng đến ngày hôm nay3 .
Tỉnh Vĩnh Long nằm giữa hai nhánh sông chính của sông Cửu Long là sông Tiền và sông Hậu5 . Tỉnh lỵ Vĩnh Long cách thành phố Hồ Chí Minh 135 km về phía Nam theo quốc lộ 1, cách thành phố Cần Thơ 33 km về phía Bắc theo quốc lộ 1. nằm trong tọa độ từ 9052’40’’ đến 10019’48’’ độ vĩ bắc và 105041’18’’ đến 106017’03’’ độ kinh đông6 . Nhìn bao quát, tỉnh Vĩnh Long như một hình thoi nằm ở vị trí trung tâm của đồng bằng châu thổ hạ lưu sông Cửu Long, phía đông giáp tỉnh Bến Tre và đông nam giáp tỉnh Trà Vinh phía Tây giáp thành phố Cần Thơ, phía tây bắc giáp tỉnh Đồng Tháp, phía đông bắc giáp tỉnh Tiền Giang6 .
Sông Cổ Chiên, đoạn chảy qua thành phố Vĩnh Long
Tỉnh Vĩnh Long có dạng địa hình khá bằng phẳng với độ dốc nhỏ hơn 2 độ7 , có cao trình khá thấp so với mực nước biển, Với dạng địa hình đồng bằng ngập lụt cửa sông, tiểu địa hình của Tỉnh có dạng lòng chảo ở giữa trung tâm Tỉnh và cao dần về 2 hướng bờ sông Tiền, sông Hậu, sông Mang Thít và ven các sông rạch lớn8 . Tỉnh Vĩnh Long nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, chia làm 2 mùa rõ rệt là mùa mưa và mùa khô. Lượng mưa bình quân hàng năm từ 1.400 – 1.450 mm kéo dài từ tháng 4 đến tháng 11, chiếm 85% lượng mưa cả năm, nhiệt độ tương đối cao, ổn định, nhiệt độ trung bình là 27oC, biên độ nhiệt trung bình năm nhỏ, độ ẩm trung bình 79,8%, số giờ nắng trung bình năm lên tới 2.400 giờ9 .
Vĩnh Long có cấu trúc địa chất tương đồng với khu vực, chủ yếu là trầm tích biển của kỉ Đệ tứ trong đại Tân sinh. Vĩnh Long tuy có diện tích đất phèn lớn, tầng sinh phèn ở rất sâu, tỉ lệ phèn ít, song đất có chất lượng cao, màu mỡ vào bậc nhất so với các tỉnh trong vùng. Đặc biệt tỉnh có hàng vạn ha đất phù sa ngọt ven sông Tiền và sông Hậu (lượng phù sa trung bình là 374g/m3 nước sông vào mùa lũ), đất tốt, độ phì nhiêu cao, trồng được hai vụ lúa trở lên, cho năng suất cao, sinh khối lớn lại thuận lợi về giao thông kể cả thuỷ và bộ. Vĩnh Long còn có lượng cát sông và đất sét làm vật liệu xây dựng khá dồi dào. Cát sông với trữ lượng khoảng 100 - 150 triệu m3, được sử dụng chủ yếu cho san lấp và đất sét với trữ lượng khoảng 200 triệu m3, là nguyên liệu sản xuất gạch và làm gốm10 .
Vĩnh Long là tỉnh đặc biệt nghèo về tài nguyên khoáng sản, cả về số lượng lẫn chất lượng. Tỉnh chỉ có nguồn cát và đất sét làm vật liệu xây dựng, đây là nguồn thu có ưu thế lớn nhất của tỉnh Vĩnh Long so với các tỉnh trong vùng về giao lưu kinh tế và phát triển thương mại - du lịch. Tỉnh Vĩnh Long nằm giữa hai con sông lớn nhất của đồng bằng sông Cửu Long, nên có nguồn nước ngọt quanh năm, đó là tài nguyên vô giá mà thiên nhiên ban tặng. Vĩnh Long có mạng lưới sông ngòi chằng chịt, hình thành hệ thống phân phối nước tự nhiên khá hoàn chỉnh, cùng với lượng mưa trung bình năm lớn đã tạo điều kiện cho sản xuất và sinh hoạt của người dân.10 .
Tỉnh Vĩnh Long nhà Nguyễn (giai đoạn 1832-1867) so với tỉnh Vĩnh Long năm 2011.
Năm 1698, khi Lễ thành hầu Nguyễn Hữu Cảnh vào kinh lược, toàn bộ vùng đất mới phương Nam chính thức trở thành một đơn vị hành chính mang tên Gia Định phủ. Năm 1714, đời chúa Nguyễn (Nguyễn Phúc Chu), lúc này Vĩnh Long là trung tâm của châu Định Viễn, bao gồm một phần của Bến Tre ở mạn trên và Trà Vinh ở mạn dưới thuộc Long Hồ Dinh.
Năm 1732, Dưới thời Nguyễn Phúc Trú đã lập ở phía nam dinh Phiên Trấn đơn vị hành chính mới là Dinh Long Hồ, Châu Định Viễn, đất Vĩnh Long thuộc Dinh Long Hồ. Đến năm Đinh Sửu (1757) thì chuyển đến xứ Tầm Bào (thuộc địa phận thôn Long Hồ, nay là Thành phố Vĩnh Long). Thành Long Hồ được xây dựng tại xứ Tầm Bào là thủ phủ của một vùng rộng lớn. Nhờ đất đai màu mỡ, giao thông thuận lợi, dân cư đông đúc, việc buôn bán thông thương phát đạt, địa thế trung tâm…, dinh Long Hồ trở thành một trung tâm quan trọng thời bấy giờ. Để bảo đảm an ninh quốc gia, Chúa Nguyễn đã thiết lập ở đây nhiều đồn binh như Vũng Liêm, Trà Ôn...
Đến giữa thế kỷ 18, dinh Long Hồ là thủ phủ của vùng đất phía nam và là đại bản doanh của quân đội chúa Nguyễn có nhiệm vụ phòng thủ, ổn định và bảo vệ đất nước. Sử cũ còn ghi:
Nơi đây, trong khoảng 10 năm (1776-1787), cũng từng là chiến trường diễn ra nhiều cuộc giao chiến ác liệt giữa nghĩa quân Tây Sơn với quân (chúa Nguyễn và Nguyễn Ánh), từ trận đầu tiên là trận tập kích Long Hồ của Nguyễn Lữ. Năm 1784, tại sông Mang Thít (Vĩnh Long) nghĩa quân Tây Sơn do Nguyễn Huệ chỉ huy đã đánh thắng trận Rạch Gầm-Xoài Mút, làm liên quân Xiêm La do Nguyễn Ánh cầu viện đại bại.
Vĩnh Long trong bản đồ Nam Kỳ Lục tỉnh (Basse Cochinchine).
Năm Canh Tý (1780), Nguyễn Ánh đổi dinh Long Hồ, châu Định Viễn thành dinh Vĩnh Trấn. Năm Mậu Thân (1788), sau khi lấy lại đất Nam Bộ từ tay nhà Tây Sơn, Nguyễn Ánh đem 2 đạo Long Xuyên và Kiên Giang của trấn Hà Tiên nhập vào dinh Vĩnh Trấn.
Thời nhà Nguyễn, năm Quý Hợi (1803), Gia Long (Nguyễn Ánh) cắt đất dinh Long Hồ xưa lập thành dinh Hoằng Trấn. Năm Gia Long thứ 7 (1808), Vĩnh Trấn, Hoằng Trấn được đổi làm trấn Vĩnh Thanh thuộc tổng trấn Gia Định, đồng thời thăng châu Định Viễn làm phủ với 3 huyện: Vĩnh Bình, Vĩnh An và Tân An. Năm 1810, lại cắt 2 đạo Kiên Giang và Long Xuyên về trấn Hà Tiên như cũ. Năm 1813, Gia Long lập thêm huyện Vĩnh Định thuộc trấn Vĩnh Thanh. Trấn thủ trấn Vĩnh Thanh là quan Hiệp trấn Vĩnh Thanh, với chức phó là quan Tham Hiệp. Các quan Trấn thủ Vĩnh Thanh gồm: Nguyễn Văn Thoại,...
Năm Minh Mạng thứ 4 (1823), Minh Mạng chia huyện Tân An thành 2 huyện Tân An và Bảo An thuộc phủ mới lập tên là Hoằng An. Năm 1832, Minh Mạng đổi tên trấn Vĩnh Thanh thành Vĩnh Long, lấy thêm 2 huyện Tuân Nghĩa, Trà Vinh của phủ Lạc Hóa thành Gia Định nhập vào Vĩnh Long và đổi trấn thành tỉnh Vĩnh Long (chữ Hán:永隆). Nhưng đồng thời, lại cắt các huyện Vĩnh Định, An Định và đạo Châu Đốc sang tỉnh An Giang. Cùng năm 1832, Minh Mạng cho lập thêm huyện Vĩnh Trị thuộc phủ Định Viễn tỉnh Vĩnh Long. Đặt chức tổng đốc Long-Tường để thống lĩnh 2 tỉnh Vĩnh Long và Định Tường, cùng với các chức Án sát và Bố chính lo các công việc thuộc chức năng của Bộ Hình và Bộ Hộ ở cấp tỉnh, giúp cho Tổng đốc. Quần đảo Côn Lôn (tức Côn Đảo) thuộc tỉnh Vĩnh Long nhà Nguyễn.
Năm 1833, tỉnh Vĩnh Long bị quân Lê Văn Khôi nổi dậy chiếm đóng, nhà Nguyễn phải điều binh đánh dẹp, cuối cùng án sát Vĩnh Long là Doãn Uẩn lấy lại được tỉnh thành (thành Long Hồ) từ tay quân của Khôi. Năm 1837, Minh Mạng lập thêm ở Vĩnh Long 1 phủ Hoằng Trị và 2 huyện (Bảo Hựu, Duy Minh).
Tỉnh Vĩnh Long, ở Nam Kỳ, giai đoạn (1832-1867).
Năm Tự Đức thứ 4 (1851), nhà Nguyễn bỏ phủ Hoằng An, gộp các huyện của phủ này vào phủ Hoằng Trị. Thời vua Tự Đức cho đến khi Pháp chiếm Vĩnh Long (1851-1862), tỉnh Vĩnh Long gồm 3 phủ là Hoằng An, Định Viễn, Lạc Hóa, Cùng với 8 huyện là huyện Vĩnh Bình, huyện Vĩnh Trị, huyện Bảo Hựu, huyện Tân Minh, huyện Bảo An, huyện Duy Minh11 , huyện Tuân Nghĩa, huyện Trà Vinh, đồng thời Quần Đảo Côn Lôn (Côn Đảo) cũng thuộc sự quản hạt của tỉnh Vĩnh Long.
Ngày 6 tháng 8 năm 1867, hạt thanh tra Định Viễn đổi thành hạt thanh tra Vĩnh Long. Từ ngày 5 tháng 1 năm 1876, hạt thanh tra Vĩnh Long được đổi thành hạt tham biện Vĩnh Long12 , có 14 tổng. Ngày 12 tháng 5 năm 1879, giải thể tổng Vĩnh Trung, nhập các làng vào tổng Bình Long. Ngày 1 tháng 1 năm 1900, hạt tham biện Vĩnh Long được đổi thành tỉnh Vĩnh Long. Ngày 25 tháng 1 năm 1908, địa bàn tỉnh Vĩnh Long được chia thành 5 quận là Long Châu, Chợ Lách, Cái Nhum, Vũng Liêm, Ba Kè. Ngày 9 tháng 2 năm 1913, tỉnh Vĩnh Long nhận thêm địa bàn tỉnh Sa Đéc giải thể. Ngày 1 tháng 12 năm 1913, lập thêm 2 quận Cao Lãnh, Sa Đéc. Ngày 1 tháng 4 năm 1916, lập quận Lai Vung. Ngày 29 tháng 6 năm 1916, đổi tên quận Ba Kè thành quận Chợ Mới.
Ngày 9 tháng 2 năm 1917, địa bàn tỉnh Vĩnh Long được sắp xếp lại, gồm 7 quận gồm có Châu Thành, Chợ Lách, Vũng Liêm, Chợ Mới, Sa Đéc, Cao Lãnh, Lai Vung. Ngày 7 tháng 11 năm 1917, quận Chợ Mới được đổi thành quận Tam Bình. Ngày 29 tháng 2 năm 1924, tách 3 quận Sa Đéc, Lai Vung, Cao Lãnh ra khỏi tỉnh Vĩnh Long để lập lại tỉnh Sa Đéc, tỉnh Vĩnh Long lúc này còn 4 quận. Ngày 11 tháng 8 năm 1942, tỉnh Vĩnh Long còn 3 quận là Châu Thành, Tam Bình, Vũng Liêm.
Trước năm 1948, hai huyện Cầu Kè, Trà Ôn thuộc tỉnh Cần Thơ, từ năm 1948 đến năm 1950, hai huyện này thuộc tỉnh Vĩnh Long. Từ năm 1951 đến năm 1954, thuộc tỉnh Vĩnh Trà (Chính quyền Cách Mạng), Từ năm 1954 đến năm 1971, Trà Ôn thuộc huyện Cầu Kè tỉnh Trà Vinh. Thời kỳ 1971 đến năm 1975 huyện Trà Ôn thuộc tỉnh Vĩnh Long.
Phân chia hành chánh tỉnh Vĩnh Long 1973
Sang thời Việt Nam Cộng hòa, chính quyền Đệ Nhất Cộng hòa chia tỉnh Vĩnh Long13 làm 6 quận, 22 tổng, 81 xã (Nghị định số 308-BNV/NC/NĐ của Bộ trưởng Bộ Nội vụ ngày 8 tháng 10 năm 1957): Các quận là Châu Thành, Chợ Lách, Tam Bình, Bình Minh, Sa Đéc. Ngày 10 tháng 3 năm 1961, quận Cái Nhum được tái lập và đến ngày 31 tháng 5 năm 1961 thì đổi tên thành quận Minh Đức. Ngày 11 tháng 7 năm 1962, 2 quận là Đức Tôn, Đức Thành được thành lập. Ngày 24 tháng 9 năm 1966, 4 quận gồm Lấp Vò, Sa Đéc, Đức Tôn, Đức Thành được thành lập để tái lập tỉnh Sa Đéc. Ngày 14 tháng 1 năm 1967, tỉnh Vĩnh Long nhận thêm quận Trà Ôn, Vũng Liêm từ tỉnh Vĩnh Bình. Đến ngày 2 tháng 8 năm 1969, Theo Nghị định số 856-NĐ/NV của Thủ tướng Việt Nam Cộng hòa, thì Vĩnh Long có 7 quận, 18 tổng, 65 xã. Các quận là Châu Thành - Vĩnh Long, Chợ Lách, Tam Bình, Bình Minh, Minh Đức, Trà Ôn, Vũng Liêm.
Đầu năm 1976, Vĩnh Long đã sáp nhập với Trà Vinh thành tỉnh Cửu Long, nhưng đến ngày 26 tháng 12 năm 1991 lại tách ra thành hai tỉnh riêng như cũ. Khi tách ra, tỉnh Vĩnh Long, gồm thị xã Vĩnh Long và 5 huyện: Bình Minh, Long Hồ, Tam Bình, Trà Ôn, Vũng Liêm.
Ngày 13 tháng 2 năm 1992, tái lập huyện Mang Thít trên cơ sở điều chỉnh một phần diện tích tự nhiên và nhân khẩu của huyện Long Hồ.
Ngày 31 tháng 7 năm 2007, Chính phủ Việt Nam ban hành Nghị định số 125/2007/NĐ-CP, thành lập huyện Bình Tân trên cơ sở tách 11 xã phía bắc huyện Bình Minh, huyện lị đặt tại xã Tân Qưới14 .
Ngày 10 tháng 4 năm 2009, Chính phủ Việt Nam ban hành Nghị định số 16/NĐ-CP, về việc thành lập thành phố Vĩnh Long trực thuộc tỉnh Vĩnh Long, trên cơ sở toàn bộ diện tích tự nhiên, dân số và các đơn vị hành chính trực thuộc của thị xã Vĩnh Long.
Ngày 28 tháng 12 năm 2012, Chính phủ ban hành Nghị quyết 89/NQ-CP thành lập thị xã Bình Minh trên cơ sở toàn bộ diện tích tự nhiên và dân số của huyện Bình Minh (mới).15
Tỉnh Vĩnh Long có 8 đơn vị hành chính cấp huyện, gồm 1 thành phố và 1 thị xã và 6 huyện. Trong đó có 5 thị trấn, 10 phường và 94 xã16
Đêm ở quảng trường trung tâm Tp.Vĩnh Long
Năm 2011, GDP tỉnh Vĩnh Long tăng trưởng hơn 10% và cao hơn bình quân cả nước, GDP bình quân đầu người của tỉnh đạt gần 24 triệu đồng. Lần đầu tiên kim ngạch xuất khẩu của tỉnh đạt mức cao nhất từ trước đến nay với gần 390 triệu USD, tăng 50% so kế hoạch năm. Các ngành hàng nông sản tiếp tục khẳng định là thế mạnh chủ lực của tỉnh như: nấm rơm, trứng vịt muối, thủy sản đông lạnh, v.v … Trong đó lúa gạo là mặt hàng chiếm tỷ trọng cao trong kim ngạch xuất khẩu. Lần đầu tiên sau nhiều năm Vĩnh Long có sản lúa vượt trên 1 triệu tấn. Năng suất lúa bình quân 5 tấn 6/ ha, theo định hướng của chính phủ và đưa Vĩnh Long trở thành một trong những tỉnh xuất khẩu gạo lớn của cả nước với sản lượng xuất khẩu đạt gần 438.000 tấn21 .
Trong năm 2011, tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu tiêu dùng xã hội ước thực hiện đạt 21.000 tỷ đồng. Vĩnh Long đã đón 750.000 lượt khách đến tham quan. Giá trị sản xuất công nghiệp đạt gần 6.500 tỷ đồng. Tổng dư nợ cho vay năm 2011 là 13.350 tỷ đồng, nguồn vốn huy động ước đạt 12.000 tỷ đồng, tổng vốn đầu tư xây dựng cơ bản trên địa bàn tỉnh đạt hơn 1.500 tỷ đồng. Tổng thu ngân sách ước đạt hơn 2.200 tỷ đồng. Tổng chi ngân sách ước thực hiện được trên 3.600 tỷ đồng21 .
Năm 2012, mặc dù gặp nhiều khó khăn như lạm phát tăng cao, thời tiết diễn biến phức tạp, dịch bệnh xuất hiện nhiều, tuy nhiên tốc độ tăng trưởng kinh tế năm 2012 vẫn đạt khá, ước đạt 10,2%22 . tỉnh Vĩnh Long thực hiện đạt và vượt 17/23 chỉ tiêu đề ra. Tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh ước đạt 9.255 tỷ đồng, tăng gần 8% so với năm 2011, GDP bình quân đầu người đạt gần 32 triệu đồng trên năm. giá trị sản xuất công nghiệp của tỉnh vẫn khá lạc quan, với mức tăng trên 15%. Tổng kim ngạch xuất khẩu ước thực hiện gần 400 triệu USD. Trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp, cơ cấu nội bộ ngành tiếp tục chuyển dịch đúng hướng và hiệu quả. Giá trị sản xuất nông, lâm, thuỷ sản ước đạt 6.552 tỷ đồng, tăng hơn 3% so với năm 2011. Diện tích vườn cây ăn trái của tỉnh hiện có trên 47.000 ha,trong đó hơn 40.000 ha đang cho sản phẩm. Sản lượng thu hoạch cả năm đạt trên 493 ngàn tấn23 .
Tính đến năm 2011, dân số toàn tỉnh Vĩnh Long đạt gần 1.028.600 người (xếp thứ 10 trong tổng số 13 tỉnh thành Đồng bằng sông Cửu Long), mật độ dân số đạt 687 người/km²25 Trong đó dân số sống tại thành thị đạt gần 159.200 người, chiếm 15,48% dân số toàn tỉnh26 , dân số sống tại nông thôn đạt 869.400 người, chiếm 84.52% dân số27 . Dân số nam đạt 833.700 người28 , trong khi đó nữ đạt 521.900 người29 . Nhóm tuổi từ 15 đến 59 tuổi chiếm 69,83 % dân số Vĩnh Long, hai nhóm tuổi còn lại là từ 0 đến 14 tuổi và trên 60 tuổi lần lượt chiếm 9,09 % và 21,08 % dân số toàn tỉnh. Tỷ lệ tăng tự
nhiên dân số phân theo địa phương tăng 5,3 ‰, tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên là 0,87 %30
Theo thống kê của tổng cục thống kê Việt Nam, tính đến ngày 1 tháng 4 năm 2009, toàn tỉnh Vĩnh Long có 20 dân tộc cùng người nước ngoài sinh sống. Trong đó dân tộc kinh có 997.792 người, người khmer có 21.820 người, người hoa có 4.987 người, còn lại là những dân tộc khác như Tày, Thái, Chăm, Mường31 ...
Tính đến ngày 1 tháng 4 năm 2009, Toàn tỉnh Vĩnh Long có 11 Tôn giáo khác nhau, nhiều nhất là Phật giáo có 155.580 người, Phật giáo Hòa Hảo có 34.921 người, Công giáo có 34.005 người, đạo Cao Đài có 22.872 người32 , các tôn giáo khác như Tinh Lành có 6.641 người, Tịnh độ cư sĩ Phật hội Việt Nam có 1.842 người, Đạo Tứ Ân Hiếu Nghĩa có 327 người, Hồi giáo 56 người, Minh Sư Đạo có 22 người, Bửu sơn kỳ hương có 16 người, Hải Thần Thiên Giáo có ba người, còn lại là đạo Bà la môn có 10 người31 .
Tổ đình Ngọc Viên Hệ phái Phật giáo Khất sĩ Việt Nam
Do địa thế và lịch sử hình thành, từ ba dân tộc Kinh, Khmer, Hoa cùng sinh sống lâu đời ở đây đã hòa quyện và tạo nên một nền văn hóa đặc trưng cho vùng đất này. Vĩnh Long có khá nhiều loại hình văn học dân gian như: nói thơ Vân Tiên, nói tuồng, nói vè, hát Huê Tình, cải lương... Vĩnh Long cũng là nơi có nhiều di tích lịch sử văn hóa như: thành Long Hồ, Công Thần Miếu Vĩnh Long, đình Tân Giai, đình Tân Hoa, Văn Thánh Miếu Vĩnh Long, Khu tưởng niệm cố Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Phạm Hùng.
Đường phố ở thành phố Vĩnh Long.
Vĩnh Long có quốc lộ 1A đi ngang qua, cùng với các quốc lộ khác như quốc lộ 53, quốc lộ 54, quốc lộ 57 và quốc lộ 80. Các tuyến giao thông đường thuỷ của tỉnh cũng khá thuận lợi, các tuyến giao thông này nối liền tỉnh Vĩnh Long với các tỉnh trong khu vực Đồng bằng sông Cửu Long và cả nước, tạo cho Vĩnh Long một vị thế rất quan trọng trong chiến lược phát triển và hợp tác kinh tế với cả vùng33 .
Theo thông tin từ Tổng cục Thống kê năm 2008, tỉnh Vĩnh Long có 116 cơ sở khám chữa bệnh trực thuộc Sở Y tế. Trong đó có 9 bệnh viện, 101 trạm y tế phường xã và 6 phòng khám đa khoa khu vực. Năm 2008, tỉnh có 471 bác sĩ, 500 y tá, 623 y sĩ, 51 dược sĩ cao cấp, 192 dược sĩ trung cấp và 80 dược tá. Các địa phương có trạm y tế đạt chuẩn đặc biệt là tại thành phố Vĩnh Long, thị xã Bình Minh, Vĩnh Long, các huyện Mang Thít và Trà Ôn.
Tính đến thời điểm ngày 30 tháng 9 năm 2011, trên địa bàn toàn tỉnh Vĩnh Long có 362 trường học ở cấp phổ trong đó có Trung học phổ thông có 22 trường, Trung học cơ sở có 92 trường, Tiểu học có 239 trường, trung học có 9 trường, bến cạnh đó còn có 124 trường mẫu giáo34 và 6 trường Đại học, Cao đẳng. Dưới đây là danh sch1 các trng Đại học, Cao đẳng trên địa bàn Tỉnh Vĩnh Long:
Tỉ lệ người lớn biết chữ là 94,6%, cao hơn mức trung bình của khu vực và cả nước. Với hệ thống trường học như thế, nền giáo dục trong địa bàn Tỉnh Vĩnh Long cũng tương đối hoàn chỉnh, góp phần giảm thiểu nạn mù chữ trong địa bàn tỉnh34 .
Phan Thanh Giản và Petrus Trương Vĩnh Ký, hai nhà đại trí thức của xứ Nam Kỳ Lục Tỉnh, tuy có xuất thân rất khác nhau, nhưng lại có rất nhiều điểm giống nhau. Điểm giống nhau gần đây nhất là trong bản Công Văn số 2274 của Ban Tuyên Giáo Trung Ương Đảng Cộng Sản Việt Nam, với chỉ thị cho các địa phương từ tỉnh đến thành phố không được dùng tên của hai nhân vật lịch sử này để đặt cho đường phố hoặc các công trình công cộng – do còn “những ý kiến trái chiều” về hai người này. Tiếp tục đọc →
Tiến sĩ luật Cù Huy Hà Vũ Nguyễn Thiếp là một bậc hiền triết của Việt Nam ở thế kỷ 18. Ông được dân gian và bản thân Hoàng đế Quang Trung tôn xưng là “Phụ Tử” (Thầy) (1) Sử liệu ghi nhận rằng Nguyễn Thiếp, trong tư cách một quân sư của Quang Trung … Tiếp tục đọc →
Dưới thời Vua Lê Hy Tông, mấy lần sai sứ thần sang nhà Thanh đòi trả lại một số đất tại 3 châu Bảo Lạc, Vị Xuyên, Thủy Vĩ thuộc Hưng Hóa bị phủ Khai Hóa chiếm; nhưng nhà Thanh vẫn không chịu trả.
Tại miền Nam, vào tháng giêng năm Quí Dậu [5/2-6/3/1693], bọn Thống binh Nguyễn Hữu Kính đánh bại Chiêm Thành, Chúa sai đổi nước ấy làm trấn Thuận Thành. Tiếp tục đọc →
Tác giả ở New Zealand đã lâu năm, đã ấp ủ viết 1 cuốn sách về lịch sử VN bằng tiếng Anh cho con em người Việt ở nước ngoài muốn tìm hiểu về gốc gác bởi vì lên Google tìm về lịch sử VN bằng tiến Anh thì đa số là sách về chiến tranh.. Cuốn sách này là Tập 3B của bộ sách Chuyện Lữ Khách Về Quá Khứ Việt Nam; nó tiếp tục ở chỗ Tập II, Một Ngàn Năm – Truyện Giao Châu, các vương quốc Lâm Ấp, Phù Nam và Chân Lạp, kết thúc. Cuốn sách có 384 trang và có 235 hình vẽ và hình minh họa. Tiếp tục đọc →
Lê Hy Tông [1676-1704] (1) Hồ Bạch Thảo Mùa xuân năm Đinh Tỵ [1677], nhà Lê đánh dẹp Mạc Kính Vũ ở Cao Bằng. Trước đây, Ngô Tam Quế làm phản nhà Thanh, Kính Vũ theo giúp. Khi Tam Quế chết, triều đình nhân cơ hội tiến quân tiễu trừ bọn Kính Vũ, nhà Thanh … Tiếp tục đọc →
tướng họ Trịnh, dẫn quân tiến sát đến lũy Trấn Ninh, quân Nguyễn dựa vào nơi hiểm trở, chiến đấu rất hăng, quân Trịnh không thể chống được, rút về đóng ở châu Bắc Bố Chính; từ đấy ngừng việc binh đao. Tại miền Nam, vào tháng 2 năm Dương Đức thứ 3 [7/3-5/4/1674], người hoàng tộc là Nặc Ô Đài nước Chân Lạp mưu làm phản Tiếp tục đọc →
Trần Thanh Ái Ngoài ba tác giả người Pháp đã kể bên trên (G. Devéria, H. Cordier, C. B. Maybon), trong một thời gian dài không ai đề cập đến cuộc xung đột quân sự được cho là đã xảy ra trên sông Hồng đầu thế kỷ XIX, mặc dù các nhà nghiên cứu thế … Tiếp tục đọc →
Chúa Trịnh mang quân đánh đuổi Mạc Kính Vũ sang tận châu Trấn An [tây nam tỉnh Quảng Tây]; nhà Thanh can thiệp, cuối cùng phải trả lại cho họ Mạc bốn châu ở Cao Bằng. Tại miền Nam, Chúa Nguyễn Phúc Tần không chịu nạp cống, Chúa Trịnh lăm le mang quân nam tiến Tiếp tục đọc →
Vũ Tú Danh nhân Vũ Miên là một trong số những vị quan hàng đầu, có dấu ấn đậm nét tại Thăng Long, với chức quan Tri Lễ phiên, Tham tụng, kiêm Quốc tử giám Tế tửu, Quốc sử quán Tổng tài, ông đã có nhiều công lao với đất nước trong thời kỳ Lê … Tiếp tục đọc →
Vua Lê Thần Tông lên ngôi lần thứ hai [1649-1662] Hồ Bạch Thảo Vua Lê, Chúa Trịnh buổi đầu ngầm giúp nhà Minh, nhưng khi quân Thanh chiếm Trung Quốc, đành phải liên lạc ngoại giao với nhà Thanh. Thanh Khang Hy với ý đồ chia rẽ An Nam, phong chức cho cả nhà Lê … Tiếp tục đọc →