Chùa Địa Tạng Phi Lai Tự Xây Dựng Nam Nào
Hãy tập làm quen bằng những thói quen liên quan đến tiếng Anh để
Bản đồ vị trí Công Ty TNHH Thương Mại Xây Dựng Hoàng Phi
Không chỉ những lĩnh vực khác trong cuộc sống cần sự kỷ luật, tự học tiếng anh để thành công thì kỷ luật chính là công cụ hữu hiệu nhất giúp người học nhanh chóng đi đến mục tiêu của mình. Vậy làm thế nào để xây dựng kỷ luật tự học tiếng Anh của mình?
Nhận thức được những lợi ích rất lớn của việc tự học tiếng Anh
Lợi ích đầu tiên có thể bạn chưa biết từ việc học tiếng Anh đó là tiết kiệm được một số tiền lớn. Rõ ràng học phí để người muốn học tiếng Anh và nâng cao trình độ tiếng Anh không hề nhỏ. Và việc học tại các cơ sở có học phí cao và cơ sở vật chất tốt chưa chắc mang lại kết quả tốt cho những ai không có kỷ luật tự học tiếng Anh.
Lợi ích thứ hai của việc tự học tiếng Anh là tiết kiệm được tối đa thời gian. Bởi theo học tiếng Anh trong lúc đi làm, đi học đều phải sắp xếp tối đa thời gian dành cho các sinh hoạt khác.
Thứ ba, tự học tốt được tiếng Anh sẽ trau dồi thói quen tự học được các lĩnh vực khác còn thiếu, còn yếu, tự tin trong giao tiếp với người nước ngoài hoặc trong môi trường chỉ sử dụng tiếng Anh.
Thứ tư, có nhiều cơ hội việc làm và nâng cao thu nhập của bản thân bởi hiện nay các vị trí việc làm đều yêu cầu cao về tiếng Anh như một thước đo trình độ và thói quen làm việc tốt nhất.
Gạt bỏ nhanh những sai lầm lớn nhất khi tự học tiếng Anh
Người học tiếng Anh hiện nay đa phần là phải học để đáp ứng cho việc thi qua môn, qua học phần, học vì điểm cao và nâng cao giao tiếp khi công việc buộc phải sử dụng đến nó,... Và tất cả lý do chung lại là không học chủ động để có thêm kiến thức và trau dồi kỹ năng cho chính bản thân sử dụng lâu dài hơn.
Một số người, dù học, thi xong hay chuyển vị trí công tác, chuyển môi trường làm việc, tiếng Anh đã không còn được đả động đến hoặc có thể “ngủ quên trên chiến thắng” mà không tiếp tục học nữa. Và khi không còn động lực cũng khiến khả năng tự học biến mất nhanh chóng. Như vậy những tư duy sai lầm lớn nhất đó chính là “nghĩ là đủ” và không bỏ thời gian, hình thành thói quen tự học tiếng Anh.
Một số khác lại có tư duy, tự học tốt tiếng anh chỉ có thể dành cho những người có năng khiếu về giao tiếp hoặc ngôn ngữ. Hoặc tự học tốt tiếng Anh phải có một môi trường tốt với những thầy cô, người đồng hành thực sự giỏi. Đó đều là những tư duy tương đối lạc hậu, đánh tụt ý chí tự học tiếng Anh trong khi chưa bắt tay vào việc học, bạn chưa thể biết mình có thể đi bao xa khi chưa bắt đầu.
Nghiêm khắc với chính bản thân cho những mục tiêu đặt ra khi học tiếng Anh.
Đặt ra những mục tiêu phù hợp với năng lực cùng quỹ thời gian: Việc biết mình có trình độ tiếng Anh đang ở đâu và có thể tự học tiếng anh được bao nhiêu thời gian trong một ngày là rất quan trọng. Điều này sẽ giúp mỗi người tự học tiếng Anh đặt ra được lộ trình riêng cho bản thân mình.
Không quá gò ép bản thân phải thực hiện đúng chuẩn những mục tiêu đặt ra: Việc học phát âm tiếng Anh, từ mới, ngữ pháp hay những điều xung quanh. Có thể có những ngày người học tiếng Anh không thể thực hiện hết so với mục tiêu đã vạch ra, điều này không quá quan trọng. Hãy thoải mái nhất về tư tưởng và thời gian tự học mỗi ngày, quan trọng là sự nghiêm khắc và cố gắng học.
Hãy học những điều mà bản thân thực sự yêu thích đừng chạy theo một ai khác: Hứng thú khi học tiếng Anh là điều rất quan trọng và không nên học theo một chương trình của người tự học khác vạch ra nếu thấy không phù hợp với bản thân mình.
Như vậy, xây dựng kỷ luật là điều tối quan trọng cho những bạn đang thực sự muốn tự học tốt tiếng Anh. Hãy cùng xây dựng những mục tiêu đúng đắn để học tốt ngôn ngữ tiếng Anh mở ra những cơ hội việc làm và say mê yêu thích môn học này nhé. Nếu bạn muốn học tiếng Anh hiệu quả mà không tốn nhiều thời gian. Thì bạn có thể truy cập vào hệ thống các bài giảng từ phát âm, từ vựng, ngữ pháp... tiếng Anh miễn phí chỉ có tại English Amom.
Được tổ chức phù hợp với đặc điểm tình hình, nhiệm vụ quốc phòng, an ninh (QP, AN) của từng địa phương, trên từng địa bàn lãnh thổ vùng biên giới, ven biển, hải đảo.
Biên chế và thế bố trí của BĐĐP tùy thuộc quy mô và tầm quan trọng của các tỉnh, thành phố, huyện, thị xã. Tùy theo quy mô tổ chức, điều kiện địa hình, hoàn cảnh kinh tế-xã hội của từng địa phương, các đơn vị BĐĐP được trang bị vũ khí với số lượng, kiểu loại phù hợp yêu cầu tác chiến. BĐĐP có các đơn vị chuyên môn, kỹ thuật và các đơn vị binh chủng. Lực lượng BĐĐP đặt dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của quân khu và cấp ủy đảng, chính quyền địa phương, trực tiếp là bộ CHQS tỉnh, thành phố, ban CHQS cấp huyện; được tổ chức huấn luyện thường xuyên nhằm nâng cao ý thức cảnh giác cách mạng, trình độ quân sự, chính trị, hậu cần, kỹ thuật và chuyên môn nghiệp vụ, khả năng sẵn sàng chiến đấu...
Ngày nay, BĐĐP gắn bó chặt chẽ với khu vực phòng thủ (KVPT), hoạt động chiến đấu trong thế trận phòng thủ chung của quân khu và cả nước, phù hợp với yêu cầu và đặc điểm từng khu vực trong chiến tranh nhân dân địa phương kết hợp với chiến tranh nhân dân của cả nước. BĐĐP là đội quân xung kích trong công tác phòng, chống, khắc phục hậu quả thiên tai, cứu hộ, cứu nạn; tham gia hiệu quả các hoạt động xã hội, giúp đỡ nhân dân, nhất là nhân dân ở vùng sâu, vùng xa thực hiện xóa đói, giảm nghèo...
Do đó, việc xây dựng Quân đội nói chung, BĐĐP nói riêng “tinh, gọn, mạnh”, tiến lên hiện đại là đòi hỏi tất yếu khách quan trong thực hiện chủ trương chiến lược của Đảng, Nhà nước về xây dựng và hoạt động của KVPT; là sự kế thừa, phát triển tư tưởng “lo giữ nước từ sớm, từ xa, từ lúc nước chưa nguy” của dân tộc trong tình hình mới.
Để xây dựng BĐĐP “tinh, gọn, mạnh”, góp phần thực hiện thắng lợi mục tiêu, nhiệm vụ xây dựng Quân đội cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, hiện đại, trước hết phải tăng cường sự lãnh đạo của cấp ủy, chỉ đạo, điều hành của chính quyền, xây dựng BĐĐP “tinh, gọn, mạnh” gắn với xây dựng KVPT vững chắc. Giữ vững và tăng cường sự lãnh đạo của cấp ủy đảng, nâng cao trách nhiệm của người đứng đầu cấp ủy, chính quyền là vấn đề có tính nguyên tắc, tính quy luật; là nhân tố giữ vai trò quyết định đối với việc xây dựng BĐĐP “tinh, gọn, mạnh” trong xây dựng và hoạt động của KVPT giai đoạn hiện nay.
Việc điều chỉnh lực lượng theo biểu tổ chức, biên chế mới sẽ tác động trực tiếp đến tư tưởng, tình cảm của cán bộ, chiến sĩ, khả năng sẵn sàng chiến đấu, sức mạnh chiến đấu của LLVT địa phương. Vì vậy, đòi hỏi cấp ủy, chỉ huy các cấp chủ động xây dựng kế hoạch, giải pháp cụ thể, triển khai thực hiện từng bước theo lộ trình, chặt chẽ, đồng bộ, kiên quyết, kiên trì, sát thực tiễn.
Xây dựng BĐĐP “tinh, gọn, mạnh” là trách nhiệm chung của cả hệ thống chính trị và nhân dân trên địa bàn, mà trước hết là trách nhiệm của người đứng đầu cấp ủy, chỉ huy các cơ quan, đơn vị, chính quyền địa phương. Do đó, cấp ủy, chỉ huy phải quan tâm sâu sắc, đề ra chủ trương, biện pháp xây dựng hiệu quả; huy động tổng hợp các lực lượng và vật chất có thể để xây dựng LLVT địa phương nói chung, BĐĐP nói riêng “tinh, gọn, mạnh”, phù hợp với điều kiện kinh tế, chính trị, xã hội của địa phương, bảo đảm cho BĐĐP là lực lượng nòng cốt xây dựng nền quốc phòng toàn dân trong KVPT tỉnh, huyện.
Hai là, tăng cường xây dựng cấp ủy, tổ chức đảng trong sạch, vững mạnh, có năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu cao, đủ sức lãnh đạo đơn vị và làm tham mưu với cấp ủy, chính quyền địa phương tổ chức thực hiện tốt nhiệm vụ QP, AN trong KVPT. Cơ quan quân sự địa phương lãnh đạo, chỉ đạo kịp thời củng cố, kiện toàn cấp ủy, tổ chức đảng phù hợp với sự điều chỉnh tổ chức, lực lượng bộ CHQS tỉnh, ban CHQS huyện.
Các cấp ủy, tổ chức đảng tích cực đổi mới, nâng cao chất lượng sinh hoạt đảng; coi trọng chất lượng sinh hoạt lãnh đạo, năng lực xây dựng, quán triệt và tổ chức thực hiện nghị quyết; đề cao tự phê bình và phê bình, giữ vững sự đoàn kết, thống nhất trong nội bộ. Tăng cường và nâng cao chất lượng công tác Đảng, công tác chính trị, bồi dưỡng bản chất cách mạng cho cán bộ, chiến sĩ. Chăm lo củng cố sức mạnh đoàn kết quân dân, gắn bó máu thịt với nhân dân, thực hiện nghiêm kỷ luật trong toàn lực lượng; tập trung nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của hệ thống tổ chức đảng trong toàn lực lượng BĐĐP.
Chủ động làm tốt công tác tham mưu với cấp ủy, chính quyền địa phương tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo, phối hợp tổ chức thực hiện tốt nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội, gắn với tăng cường QP, AN, quan tâm chăm lo xây dựng lực lượng BĐĐP vững mạnh, bảo đảm hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ được giao.
Ba là, bồi dưỡng, nâng cao phẩm chất và năng lực toàn diện cho cán bộ lãnh đạo, chỉ huy các cấp, làm nòng cốt xây dựng BĐĐP “tinh, gọn, mạnh”. Việc xây dựng đội ngũ cán bộ tuyệt đối trung thành với sự nghiệp cách mạng, có phẩm chất đạo đức trong sáng, có năng lực tham mưu tổ chức thực hiện thắng lợi mọi nhiệm vụ có ý nghĩa hết sức quan trọng. Cần đặc biệt coi trọng việc lựa chọn, bố trí, sử dụng đúng đội ngũ cán bộ; tổ chức thực hiện nghiêm túc nguyên tắc Đảng thống nhất lãnh đạo công tác cán bộ và quản lý đội ngũ cán bộ; tập thể cấp ủy đảng quyết định mọi vấn đề về công tác cán bộ theo phân cấp; phát huy trí tuệ của các cấp ủy đảng, người chỉ huy, chính ủy, chính trị viên, cơ quan chính trị và các tổ chức quần chúng trong thực hiện công tác cán bộ, loại bỏ tư tưởng người đứng đầu độc đoán, gia trưởng, áp đặt theo ý chủ quan của cá nhân.
Trong những năm tới, trên cơ sở quy hoạch biên chế, tổ chức mới, tiếp tục nghiên cứu điều động, bố trí cán bộ cho phù hợp, có chính sách, chế độ đãi ngộ đội ngũ cán bộ, nhất là về chức vụ, quân hàm, nhà ở, hợp lý hoá gia đình, luân chuyển cán bộ giữa các địa phương... khắc phục việc giải thể hay sáp nhập đơn vị dẫn đến tình trạng cán bộ trong quy hoạch trở thành lực lượng không còn “chỗ xếp”...
Bốn là, nâng cao chất lượng giáo dục, huấn luyện thực hiện xây dựng BĐĐP “tinh, gọn, mạnh” trong thời kỳ mới. Để nâng cao trình độ tác chiến, BĐĐP cần tập trung đột phá đổi mới nội dung, chương trình, phương pháp huấn luyện; coi trọng huấn luyện đồng bộ và chuyên sâu cho các lực lượng. Tổ chức huấn luyện phải toàn diện nhưng chuyên sâu, có trọng tâm, trọng điểm, lấy huấn luyện bộ binh làm trung tâm, sát thực tế, nhiệm vụ, phương án, đối tượng, địa bàn, môi trường tác chiến, nhất là tác chiến gắn với KVPT, với đối tượng địch có sử dụng vũ khí công nghệ cao, tác chiến điện tử và tác chiến không gian mạng; phù hợp với vũ khí, trang bị hiện có và sự phát triển của khoa học kỹ thuật quân sự, nghệ thuật quân sự Việt Nam trong chiến tranh bảo vệ Tổ quốc.
Năm là, phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị và nhân dân xây dựng BĐĐP “tinh, gọn, mạnh” trong xây dựng và hoạt động của KVPT. Cần phải tạo sự chuyển biến sâu sắc về nhận thức, trách nhiệm của các ngành, các cấp, của các tổ chức chính trị, chính trị-xã hội, các đoàn thể và toàn dân đối với công tác xây dựng BĐĐP hiện nay.
Gắn kết yêu cầu, nhiệm vụ QP, AN, xây dựng BĐĐP vào các hoạt động kinh tế-xã hội, thực hiện cùng lúc các yêu cầu phát triển kinh tế gắn với tăng cường, củng cố QP, AN ngay trong từng hoạt động của mỗi cấp, ngành, địa phương, đơn vị; làm cho các ngành, các cấp, địa phương, đơn vị hiểu đầy đủ vai trò, chức năng, nhiệm vụ của LLVT địa phương nói chung, BĐĐP nói riêng; để từ đó có trách nhiệm tham gia xây dựng với nhiều hình thức, biện pháp thích hợp. Cùng với đó, từng bước hoàn thiện các cơ chế và quy chế phối hợp giữa các cơ quan chức năng với các tổ chức, đoàn thể xã hội, các tầng lớp nhân dân trong giáo dục, quản lý, rèn luyện quân nhân, trong động viên nhân dân thực hiện các nghĩa vụ quân sự, quốc phòng.
Đại tá, PGS, TS NGUYỄN VĂN HỒNG, Chủ nhiệm khoa Quân sự địa phương (Học viện Quốc phòng)
* Mời bạn đọc vào chuyên mục Quốc phòng an ninh xem các tin, bài liên quan.
Là một trong 10 châu tự trị của người dân tộc Tạng ở Trung Quốc, châu tự trị dân tộc Tạng Cam Nam, miền nam của tỉnh Cam Túc, nằm ở rìa phía đông bắc của cao nguyên Thanh Tạng, phía tây cao nguyên Hoàng Thổ, với một vùng thảo nguyên rộng lớn. Với 8 đơn vị hành chính cấp huyện, nơi đây có tổng diện tích 40.201km2, là nơi sinh sống của 745.900 người thuộc 24 dân tộc như Tạng, Hán, Hồi, Thổ, Mông Cổ...
Chiếm số lượng lớn trong dân số của châu tự trị, người dân tộc Tạng ở Cam Nam vẫn lưu giữ những nét đẹp văn hóa truyền thống từ xa xưa, nhất là những nghi thức sinh hoạt Phật giáo Tạng truyền rất đặc trưng của những Phật tử thuần thành. Không khó để bắt gặp cảnh tượng người dân nơi đây lễ bái một cách rất nhập tâm hay quay những chiếc chuông tại các ngôi chùa, để bày tỏ lòng thành kính và cầu mong những điều bình an trong cuộc sống.
Điều đặc biệt là những công trình Phật giáo nơi đây được đầu tư xây dựng rất quy mô, bề thế, trở thành những kiến trúc nguy nga, tráng lệ, là nơi người dân bản địa đến thực hành các nghi thức Phật giáo, đồng thời cũng trở thành những kiến trúc biểu tượng, thu hút rất đông khách du lịch đến tham quan, tìm hiểu về lịch sử văn hóa mảnh đất và con người nơi đây.
Rất đông du khách đến tham quan Phật các Mễ Lạp Nhật Ba.
Phật các Mễ Lạp Nhật Ba, là ngôi chùa nổi tiếng của người dân tộc Tạng, thờ cúng những nhân vật tiêu biểu của các tông phái Phật giáo Tạng truyền, với hơn 200 năm lịch sử. Ngôi chùa hiện nay được trùng tu xây dựng từ năm 1988, với thời gian 4 năm; chiều cao hơn 40m, tổng diện tích 4.028m, có tổng cộng 9 tầng với 1.270 bức tượng Phật lớn nhỏ.
Đây là công trình tiêu biểu, điểm đến nổi tiếng của thành phố Hợp Tác thuộc châu tự trị Cam Nam. Ngôi Phật các nổi tiếng bởi tạo hình kiến trúc độc đáo, vẻ ngoài nguy nga tráng lệ và những bức tượng Phật được điêu khắc tinh xảo trong một không gian huyền bí.
Phật các Mễ Lạp Nhật Ba có chiều cao hơn 40m, diện tích 4.028m2, 9 tầng với 1.270 bức tượng Phật lớn nhỏ.
Tòa bạch tháp trong khuôn viên Phật các Mễ Lạp Nhật Ba.
Người dân địa phương lễ bái rất nhập tâm.
Du khách trong bộ trang phục truyền thống của người Tạng.
Người dân địa phương quan niệm, quay những chiếc chuông tại các ngôi chùa, cũng là một lần đọc kinh, để cầu mong những điều bình an trong cuộc sống.
Chùa Lạp Bốc Lăng (Labrang) ở huyện Hạ Hà, châu tự trị Cam Nam là một trong 6 ngôi chùa quan trọng nhất của giáo phái Cách Lỗ, hay còn gọi là Hoàng Giáo trong Phật giáo Tạng truyền; được xây dựng từ năm 1.709 đời nhà Thanh, với 6 ngôi Kinh đường, 48 Phật điện lớn nhỏ, tổng diện tích hơn 1.000 mẫu, trở thành quần thể kiến trúc tự viện dân tộc Tạng tiêu biểu.
Chùa Labrang là một trong những ngôi chùa quan trọng nhất của Phật giáo Tạng truyền.
Ngôi chùa này có lịch sử lâu đời, được xây dựng từ năm 1.709 đời nhà Thanh.
Kiến trúc độc đáo, đặc trưng của dân tộc Tạng.
Chùa Labrang là ngôi trường đào tạo Phật giáo lớn nhất của Hoàng Giáo, được mệnh danh là "Học viện Tạng học thế giới" với nhiều cơ sở đào tạo về Phật học, ngôn ngữ, văn hóa, y dược đặc trưng của người Tạng. Vào thời kỳ đỉnh cao, nơi đây có tới 4.000 vị tu sĩ (lạt ma) tu học.
Ngôi chùa còn được coi là cơ sở đạo tạo Phật giáo Tạng truyền quan trọng.
Theo chân một vị lạt ma tìm hiểu về lịch sử của ngôi chùa.
Khuôn viên rộng lớn và những kiến trúc độc đáo khiến nơi đây trở thành điểm đến thu hút rất đông du khách.