Nhà nước là một tổ chức mang tính chính trị, có quyền lực tối cao trong xã hội với dân cư, lãnh thổ, giải cấp và chính quyền độc lập. Ngoài ra, nhà nước còn có khả năng đặt và thực thi pháp luật nhằm đảm bảo trật tự an ninh xã hội trong phạm vi lãnh thổ của mình.

Các đơn vị cơ sở chịu sự giám sát của cơ quan hành chính Nhà nước

Các đơn vị cơ sở này được tổ chức và hoạt động dưới sự giám sát của cơ quan hành chính Nhà nước. Tuy không phải là cơ quan hành chính Nhà nước nhưng lại thuộc hệ thống bộ máy hành chính Nhà nước.

Các đơn vị cơ sở thuộc bộ máy hành chính Nhà nước hợp thành có 02 loại:

- Đơn vị cơ sở hành chính sự nghiệp như: bệnh viện, trường học, học viện… Đây là những đơn vị có tài sản riêng, đội ngũ cán bộ công nhân riêng. Các đơn vị này hoạt động trong các lĩnh vực chuyên môn riêng và hoạt động bằng nguồn ngân sách của Nhà nước.

- Đơn vị cơ sở kinh doanh như: tổng công ty, công ty, liên hiệp xí nghiệp, xí nghiệp, lâm trường… hoạt động trong lĩnh vực kinh tế, sản xuất.

Trên đây là thông tin về: Cơ quan hành chính nhà nước bao gồm những đơn vị nào? Nếu có thắc mắc, bạn đọc vui lòng liên hệ tổng đài 190 để được hỗ trợ.

Cơ quan hành chính Nhà nước ở cấp trung ương bao gồm chính phủ, các Bộ và cơ quan ngang Bộ.

Ngoài ra, Chính phủ còn có các cơ quan trực thuộc (không phải cơ quan hành chính) hiện tại bao gồm:

Cơ quan hành chính Nhà nước ở địa phương là các Ủy ban Nhân dân. Tương ứng với mỗi cấp địa phương có một cấp Ủy ban Nhân dân:

Các cơ quan hành chính theo ngành tại địa phương bao gồm các cơ quan chuyên môn của Ủy ban Nhân dân và cơ quan đại diện của các bộ tại địa phương:

Các cơ quan đại diện của các Bộ tại địa phương bao gồm các cục và chi cục. Chẳng hạn như Tổng cục Thống kê có các đại diện tại các tỉnh là cục thống kê tỉnh, tại các huyện là chi cục thống kê.

Các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban Nhân dân cấp tỉnh (cơ quan hành chính Nhà nước thẩm quyền chuyên môn) được tổ chức theo Nghị định 24/2014/NĐ-CP ngày 4/4/2014[1] và Nghị định số 107/2020/NĐ-CP ngày 14/9/2020[2] của Chính phủ. Bao gồm:

Các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban Nhân dân cấp huyện (là cơ quan hành chính Nhà nước có thẩm quyền chuyên môn) được tổ chức theo Nghị định 37/2014/NĐ-CP ngày 5/5/2014[3] và Nghị định số 108/2020/NĐ-CP ngày 14/9/2020[4] của Chính phủ. Bao gồm:

Các cơ quan chuyên môn được tổ chức thống nhất ở các quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh:

Ngoài cơ quan chuyên môn được tổ chức thống nhất ở tất cả các quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh như trên, còn có một số cơ quan chuyên môn để phù hợp với từng loại hình đơn vị hành chính cấp huyện:

Tổ chức các cơ quan chuyên môn ở các huyện đảo (căn cứ vào các điều kiện cụ thể của từng huyện đảo, Ủy ban Nhân dân cấp tỉnh trình Hội đồng Nhân dân cấp tỉnh quyết định số lượng và tên gọi các phòng chuyên môn thuộc Ủy ban Nhân dân huyện đảo).

Cấp xã, phường, thị trấn không có cơ quan chuyên môn, song có chức danh chuyên môn sau đây:

Trong các văn bản pháp luật hiện nay thì chưa có định nghĩa cụ thể cho tư pháp là gì, tuy nhiên, để hiểu được tư pháp là gì thì có thể tham khảo các nội dung sau:

Theo từ điển luật học thì tư pháp được định nghĩa như sau:

- Theo thuyết tam quyền phân lập, tư pháp là một trong ba quyền của quyền lực nhà nước: lập pháp (làm pháp luật, ban hành pháp luật); hành pháp (thi hành pháp luật) và tư pháp (giữ gìn, bảo vệ pháp luật, xử lý các việc vi phạm pháp luật). Theo quan điểm của nhà nước Việt Nam, tư pháp chỉ công việc tổ chức giữ gìn, bảo vệ pháp luật.

- Tư pháp còn là từ chung chỉ các cơ quan điều tra, kiểm sát, xét xử hoặc tên cơ quan làm các nhiệm vụ về hành chính tư pháp. Ví dụ: Bộ Tư pháp, Sở Tư pháp...

Ngoài ra, tư pháp còn có thể hiểu theo 02 nghĩa rộng và hẹp như sau:

- Theo nghĩa rộng: Tư pháp là toàn bộ hoạt động của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền xét xử các vụ án theo quy định của pháp luật, nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, tổ chức, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa và pháp chế xã hội chủ nghĩa.

- Theo nghĩa hẹp: Tư pháp là hoạt động xét xử của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền, nhằm giải quyết các vụ án theo quy định của pháp luật.

Lưu ý: Nội dung trên chỉ mang tính chất tham khảo.

Tư pháp là gì? Cơ quan tư pháp ở Việt Nam gồm những cơ quan nào? (Hình từ Internet)

Tư pháp là một trong ba quyền lực nhà nước, cùng với lập pháp và hành pháp. Tư pháp có vai trò quan trọng trong việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, tổ chức, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa và pháp chế xã hội chủ nghĩa. Vai trò của tư pháp được thể hiện cụ thể như sau:

- Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, tổ chức: Tư pháp là cơ quan có thẩm quyền giải quyết các vụ án, nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, tổ chức khi bị xâm hại. Tư pháp góp phần đảm bảo cho mọi người dân được hưởng các quyền và lợi ích hợp pháp của mình, được sống trong một xã hội công bằng, công lý.

- Bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa và pháp chế xã hội chủ nghĩa: Tư pháp góp phần bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa và pháp chế xã hội chủ nghĩa bằng việc áp dụng pháp luật để giải quyết các vụ án, nhằm đấu tranh phòng, chống tội phạm, vi phạm pháp luật, bảo vệ an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội.

- Đảm bảo công bằng, công lý, trật tự kỷ cương xã hội: Tư pháp góp phần đảm bảo công bằng, công lý, trật tự kỷ cương xã hội bằng việc giải quyết các vụ án một cách công tâm, khách quan, đúng pháp luật. Tư pháp góp phần ngăn chặn các hành vi vi phạm pháp luật, góp phần xây dựng một xã hội văn minh, hiện đại.

Lưu ý: Nội dung trên chỉ mang tính chất tham khảo.

Một số điểm đặc trưng của bộ máy nhà nước

Tại Việt Nam, bộ máy nhà nước được thiết lập và vận hành trên các nguyên tắc chung. Thực chất, bộ máy nhà nước chỉ đơn thuần là các cơ quan đại diện cho nhân dân, nhằm bảo vệ quyền và lợi ích cho nhân dân.

Người dân có quyền đưa ra các quyết định đối với mọi vấn đề của đất nước hoặc những việc liên quan đến chính trị, văn hoá và tư tưởng. Quyền làm chủ này được thực hiện thông qua các hoạt động của cơ quan nhà nước hoặc tiến hành trực tiếp trong các đợt bầu cử đại biểu Quốc hội. Người dân sẽ bỏ phiếu cho các đại biểu mà mình tín nhiệm.

Nhìn chung, các cơ quan trong hệ thống bộ máy nhà nước đều mang tính quyền lực nhà nước. Đồng thời, nhà nước sẽ trao các quyền năng cụ thể cho các cơ quan này để thực hiện chức năng và nhiệm vụ của mình.

Ở Việt Nam, quyền lực nhà nước được phân cho các chủ thể nhất định mà không tập trung vào một cơ quan, cá nhân duy nhất. Tuỳ thuộc vào cấp độ và phạm vi thẩm quyền của mỗi cơ quan, quyền lực nhà nước sẽ không giống nhau.

Các cơ quan sẽ sử dụng quyền lực nhà nước để thực hiện nhiệm vụ một cách độc lập. Tuy nhiên, mỗi cơ quan luôn có mối quan hệ, hỗ trợ nhau trong quá trình xử lý công việc. Theo đó, cơ quan này sẽ có nhiệm vụ giám sát cơ quan khác hoặc dùng quyền lực để giám sát quyền lực.

Nhìn chung, bộ máy nhà nước sẽ sở hữu những điểm đặc trưng sau:

Chính vì thế, các chủ thể nhất định trong xã hội sẽ phải chấp hành các văn bản pháp luật và đảm bảo quyền thực hiện bằng quyền lực nhà nước. Đồng thời, cơ quan nhà nước cũng là chủ thể trực tiếp ban hành, theo dõi và giám sát quá trình thực hiện đối với những văn bản pháp luật ấy.