Giao Lưu Và Tiếp Biến Văn Hóa Là Gì
2. Giao lƣu và tiếp biến trong văn hóa Việt Nam
3 khái niệm liên quan đến văn hoá
Bên cạnh khái niệm văn hoá là gì thì có nhiều loại khái niệm khác liên quan như sau:
Từ khái niệm văn hoá là gì có thể hiểu, văn hoá Việt Nam là văn hoá của riêng Việt Nam, trong đó bao gồm toàn bộ các giá trị vật chất và tinh thần được tạo ra trong quá trình lao động, sinh sống… theo bề dài lịch sử dân tộc của Việt Nam.
Trong đó, có thể kể đến một số ví dụ như:
- Văn hoá Văn Lang - Âu Lạc: Tại thời đại này, cư dân Việt có tập quán ở nhà sàn, nhuộm răng đen, ăn trầu, dùng đồ trang sức; nữ mặc áo và váy; nam đóng khố. Người dân thời kì này thờ thần Mặt Trời, thần Núi… và sùng kính người có công với làng nước, các vị anh hùng…
- Áo dài Việt Nam: Trang phục này khẳng định vị thế của người phụ nữ trong xã hội, là đặc điểm nổi bật, riêng biệt của người Việt Nam; áo dài có lịch sử hình thành lâu dài, được xem là trang phục truyền thống của Việt Nam thể hiện sự kín đáo, dịu dàng, duyên dáng, thanh lịch của phụ nữ Việt Nam…
Đây là một bộ phận của văn hoá nhưng thay vì bao gồm các lĩnh vực, khía cạnh mang tính toàn diện, tổng thể thì văn hoá xã hội chỉ là văn hoá thuộc lĩnh vực xã hội và tại Việt Nam là văn hoá xã hội chủ nghĩa được hình thành, phát triển theo chế độ xã hội chủ nghĩa.
Nền văn hoá này có các đặc điểm sau đây:
- Tư tưởng: Lấy giai cấp công nhân là giai cấp tiên phong, giữ vai trò chủ đạo, quyết định với mục đích là xây dựng một xã hội độc lập, dân chủ, giàu mạnh, công bằng, văn minh…
- Tính chất: Tính nhân dân rộng rãi, tính dân tộc sâu sắc.
- Cách thức: Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản và vai trò của Nhà nước xã hội chủ nghĩa trong việc quản lý các hoạt động văn hoá, xã hội và kế thừa giá trị văn hoá dân tộc cùng với chọn lọc tinh hoa của văn hoá nhân loại để ứng dụng linh hoạt, sáng tạo theo điều kiện của nước ta…
Văn hoá doanh nghiệp là gì?
Văn hoá doanh nghiệp được xem như đời sống tinh thần của bất kỳ doanh nghiệp nào. Với mỗi doanh nghiệp khác nhau sẽ có xây dựng nền văn hoá khác nhau, dựa vào định hướng, chiến lược của công ty, những giá trị mà công ty đó mang lại.
Văn hoá doanh nghiệp thường được xem xét dựa vào các khía cạnh như quy chế của công ty; slogan của công ty, giá trị cốt lõi mà công ty đặt ra, mong muốn và đạt được kết hợp với đội ngũ nhân sự của chính công ty đó.
Cũng như văn hoá nói chung, văn hoá doanh nghiệp tại mỗi thời điểm khác nhau sẽ khác nhau và lãnh đạo hoàn toàn có quyền điều chỉnh nội dung văn hoá doanh nghiệp để phù hợp với công ty mình trong từng thời kỳ khác nhau.
Có thể kể đến một số doanh nghiệp lớn với văn hoá doanh nghiệp nổi bật như:
- Google: Chú trọng chính sách cho nhân viên, cải tiến văn hoá doanh nghiệp phù hợp với quy mô và chất lượng của đội ngũ.
- Vin Group: Văn hoá doanh nghiệp tập trung vào giá trị cốt lõi: TÍN - TÂM - TRÍ - TỐC - TINH - NHÂN"…
Căn cứ khái niệm văn hoá là gì, ta có thể thấy, văn hoá bao gồm các đặc điểm sau đây:
- Tính lịch sử: Văn hoá được hình thành theo chiều dài lịch sử của nhân loại, phản ánh quá trình sáng tạo của con người trong một khoảng thời gian dài thậm chí gắn với bề dày lịch sử của một dân tộc.
- Tính hệ thống: Tương tự như tính lịch sử, văn hoá cũng được đúc kết theo chuỗi các sự kiện, kết nối trong suốt chiều dài lịch sử gắn với quá trình phát triển của dân tộc, quốc gia.
- Tính giá trị: Bất cứ một khía cạnh nào của văn hoá cũng mang đến một giá trị nào đó. Có thể có tính tức thời hoặc có thể mang tính lâu dài. Tuy nhiên, nhìn chung, văn hoá mang đến ý nghĩa tốt đẹp, thậm chí nhiều trường hợp còn trở thành thước đo chuẩn mực của con người và xã hội.
Vì sao nên du học trung học Mỹ tại Green Visa?
Chương trình học bổng học bổng giao lưu văn hóa Mỹ và du học trung học phổ Mỹ do chị Lê Nguyễn Việt Minh Bảo Xuyên phụ trách. Chị Xuyên đã công tác trong lĩnh vực du học hơn 15 năm, từng phụ trách chương trình du học Mỹ ở nhiều đơn vị khác nhau.
Với kiến thức rộng, chuyên môn sâu đặc biệt về du học trung học Mỹ, chị Xuyên đã hỗ trợ cho hàng trăm du học sinh Mỹ đậu visa và chọn được ngôi trường yêu thích. Nhiều người trong số đó đã thành danh trên con đường học tập và cuộc sống.
Để được tư vấn du học Mỹ, Quý Phụ huynh và học sinh có thể liên hệ trực tiếp số điện thoại:
Theo ông, vai trò của việc giao lưu văn hóa thế giới trong phát triển văn hóa Hà Nội như thế nào?
Hà Nội không nằm ngoài bởi xu thế toàn cầu hóa và hội nhập Việt Nam ngày càng mở rộng.
Giao lưu văn hóa góp phần quan trọng vào xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc văn hóa dân tộc nói chung và văn hóa Hà Nội nói riêng, là phương tiện để phát huy sức mạnh mềm của Việt Nam với các nước trên thế giới. Ở một góc độ nào đó, giao lưu văn hóa cũng sẽ góp phần để tạo nên nhịp cầu nối mở đường cho nhiều lĩnh vực, đặc biệt là hoạt động kinh tế, xã hội, khoa học giáo dục… Là phương tiện góp phần đẩy mạnh các hoạt động đối ngoại nói chung của Đảng và Nhà nước, TP, tăng cường thắt chặt tình hữu nghị giữa Nhân dân Thủ đô Hà Nội với Nhân dân các nước trên thế giới.
Với vai trò Thủ đô ngàn năm văn hiến, những nỗ lực của Hà Nội sẽ giúp tô đậm hình ảnh đất nước Việt Nam trên thế giới.
Một số chương trình, hoạt động nổi bật của TP có thể kể đến là gì, thưa ông?
TP đã có nhiều chỉ đạo triển khai chương trình giao lưu văn hóa giữa Thủ đô Hà Nội với Thủ đô của các nước, nhất là các nước đã gắn bó về mặt ngoại giao. Đặc biệt, nhân dịp kỷ niệm những năm chẵn về quan hệ hữu nghị giữa Việt Nam với các nước, chúng ta đều tổ chức nhiều hoạt động giao lưu văn hóa hai chiều, sự kiện giao lưu có ý nghĩa ở Hà Nội, đồng thời, cử đoàn giới thiệu văn hóa truyền thống ở nước bạn, chẳng hạn như: tổ chức những ngày Hà Nội tại Moscow, Seoul… Kết hợp giới thiệu di sản văn hóa truyền thống của Việt Nam tại hội chợ thương mại, du lịch ở trong và ngoài nước.
Mặt khác, những năm gần đây, sự ra đời phố đi bộ hồ Gươm cũng tạo điều kiện cho các hoạt động giao lưu quốc tế, sự kiện văn hóa do Đại sứ quán nhiều nước tổ chức. Chúng ta cũng kết hợp giao lưu văn hóa với việc giới thiệu sản phẩm công nghiệp, thủ công nghiệp, nông nghiệp – đan xen với giới thiệu giá trị di sản văn hóa truyền thống của Thủ đô Hà Nội với nước bạn. Đây là các hoạt động nổi bật và rất có ý nghĩa.
Trong thời điểm thúc đẩy công nghiệp văn hoá Thủ đô mạnh mẽ như hiện nay, các hoạt động giao lưu văn hoá cần đổi mới sáng tạo ra sao để quảng bá hình ảnh Thủ đô cũng như đóng góp vào mục tiêu xây dựng Công nghiệp văn hóa (CNVH)?
Trước hết, phải nói rằng Hà Nội là địa phương đầu tiên trong cả nước có Nghị quyết 09 về phát triển CNVH. Các nội dung của Nghị quyết 09 đã đề cập tới nhiều lĩnh vực, nhưng tập trung vào một số lĩnh vực mà Hà Nội có thế mạnh như: di sản văn hóa, biểu diễn nghệ thuật, làng nghề thủ công, phần mềm sáng tạo, xuất bản, mỹ thuật, nhiếp ảnh, thời trang, du lịch, di sản văn hóa… Các hoạt động ấy đã và đang triển khai trong chương trình TP sáng tạo.
CNVH là vấn đề không dễ, vì vậy, TP đang tập trung thống nhất nhận thức, đổi mới tư duy, hoàn thiện cơ chế chính sách, tạo nguồn lực để hỗ trợ, khích lệ, khơi dậy tiềm năng sáng tạo cho các tầng lớp Nhân dân.
Trước mắt, theo tôi đề xuất, nên tập trung ưu tiên đầu tư, nâng cấp xây dựng điểm đến hoàn thiện, hấp dẫn tại một số điểm di tích như: Hoàng Hoàng thành Thăng Long; Văn Miếu - Quốc Tử Giám; Chùa Hương; Chùa Thầy; Chùa Tây Phương; Đền Phù Đổng;…
Chỉnh trang khu vực phố cổ và một số di tích quốc gia đặc biệt là bảo tồn, phát huy giá trị di sản làng nghề truyền thống; xây dựng thương hiệu cho ẩm thực truyền thống của Hà Nội (chọn một món ăn chính, ví dụ như tập trung vào phở Hà Nội).
Ở từng lĩnh vực có đầu tư trọng tâm, trọng điểm, có địa chỉ cụ thể, có người thực hiện, có nguồn lực thực hiện. Trong công cuộc xây dựng TP sáng tạo rất cần có sự hỗ trợ khởi nghiệp, ví dụ như: cơ sở vật chất, đất đai hay nguồn lực tài chính, kinh phí nghiên cứu khoa học, chính sách lao động…Dù thành công hay chưa thành công thì sự nâng đỡ của nhà nước từ đầu là rất cần thiết.
Bên cạnh đó, cần phải tăng cường giao lưu, học hỏi kinh nghiệm của các nước đã thành công trong công nghiệp văn hóa. Ví dụ như: phối hợp để làm phim điện ảnh, hoặc tăng cường các chương trình biểu diễn nghệ thuật như nhóm nhạc Hàn Quốc Black Pink đến lưu diễn tại sân vận động quốc gia Mỹ Đình vừa qua. Đây vừa là chương trình biểu diễn nghệ thuật chất lượng cao, phù hợp với thị hiếu lớp trẻ, đồng thời cũng là cơ hội, là cú hích cho những tiềm năng vốn có về nghệ thuật của người Hà Nội, là sự kiện hấp dẫn khách du lịch đến với Hà Nội.
Hà Nội đặt mục tiêu trở thành TP sự kiện, ông đánh giá như thế nào và Thủ đô có những tiềm năng gì để đạt được mục tiêu này?
Theo tôi, mục tiêu này rất tuyệt vời, khả thi, nhưng đòi hỏi phải có sự tập trung và quyết tâm cao.
Ông Philip Koler - nhà marketing nổi tiếng trên thế giới từng nhận định Việt Nam, Hà Nội nên trở thành bếp ăn của thế giới. Góc nhìn của chuyên gia này cho thấy, họ rất hiểu Thủ đô Hà Nội đang ẩn chứa nhiều giá trị về di sản văn hóa ẩm thực truyền thống.
Dựa trên những giá trị đó, nên chăng Hà Nội có thể tính đến một sự kiện thường niên mang tầm quốc tế như: Tháng của phở Hà Nội, tổ chức vào dịp tháng 10 hàng năm. Ở đó có sự giao lưu ẩm thực đặc trưng các vùng miền trong nước, món ăn đặc trưng của một số nước, như: Kim chi (Hàn Quốc), sushi (Nhật Bản)....
Về lâu dài, nên chăng TP tạo cơ chế cho doanh nghiệp đầu tư xây dựng "Trung tâm khởi nghiệp công nghiệp văn hóa Thủ đô" mà ở đó như một điểm đến du lịch làng nghề, ẩm thực truyền thống, vừa là nơi phục vụ khách trong và ngoài nước, vừa là nơi tổ chức các hoạt động giao lưu văn hóa quốc tế.
Hà Nội cũng đã xác định các sản phẩm du lịch hội nghị, hội thảo (du lịch MICE) là sản phẩm du lịch thế mạnh. Trong đó, nhiều sự kiện lớn về chính trị-đối ngoại như: APEC, hoặc Hội nghị Liên minh Nghị viện Thế giới đều từng diễn ra thành công tốt đẹp.
Hy vọng với sự năng động, sáng tạo của các cơ quan tham mưu trong chương trình CNVH sẽ tìm tòi, chọn được những nội dung phù hợp để tham mưu triển khai để từng bước xây dựng Hà Nội trở thành TP sự kiện.
Gặp gỡ “Nhịp cầu Văn hóa hữu nghị Việt-Mỹ” là sự kiện văn hóa ý nghĩa được tổ chức trước thềm chuyến thăm chính thức Việt Nam của Tổng thống Mỹ Barack Obama. Đây cũng là dịp để các bên cùng nhìn nhận, đánh giá về những hoạt động giao lưu văn hóa trong việc tăng cường hữu nghị và hiểu biết song phương giữa nhân dân hai nước Việt Nam và Mỹ. Phát biểu tại buổi gặp gỡ, nguyên Đại sứ Việt Nam tại Mỹ Nguyễn Tâm Chiến, Chủ tịch Hội Việt-Mỹ, ôn lại những dấu ấn và hoạt động của chặng đường giao lưu văn hóa, giao lưu hữu nghị nhân dân giữa Việt Nam và Mỹ trong hơn 60 năm qua. Đại sứ Nguyễn Tâm Chiến nhấn mạnh: “Văn hóa là cội nguồn của hạnh phúc và sự hòa đồng, thiếu hiểu biết về văn hóa của nhau sẽ không thể cùng nhau đi xa hơn trong quan hệ. Do đó, nhân dân hai nước Việt Nam và Mỹ trong giai đoạn mới cần thực hiện nhiều hoạt động cụ thể hơn nữa để góp phần thúc đẩy quan hệ hai nước phát triển, trở thành bạn bè và đối tác tốt của nhau.” Đại sứ Nguyễn Tâm Chiến cho rằng nhân dân hai nước Việt-Mỹ cần tăng cường hơn nữa sự hiểu biết qua các hoạt động giao lưu khoa học xã hội, trao đổi các tác phẩm văn học, triển lãm nghệ thuật... để cùng hiểu biết, gần gũi, góp phần tăng cường quan hệ giữa hai nước. Nhân dịp này, các diễn giả, nhà văn hóa tiêu biểu của hai nước cùng trao đổi, thảo luận những biện pháp nhằm thúc đẩy hoạt động giao lưu nhân dân, văn hóa hai nước thời gian tới cũng như chia sẻ những câu chuyện, kỷ niệm xúc động về tình cảm tốt đẹp, sự hiểu biết giữa nhân dân hai nước Việt Nam và Mỹ./. Theo TTXVN
Hiện không có khái niệm chính xác giải thích văn hoá là gì. Tuy nhiên, có nhiều ý kiến giải thích như sau:
Văn hóa là tổng thể sống động các hoạt động và sáng tạo trong quá khứ và trong hiện tại. Qua các thế kỷ, hoạt động sáng tạo ấy đã hình thành nên một hệ thống các giá trị, các truyền thống và thị hiếu - những yếu tố xác định đặc tính riêng của mỗi dân tộc.
Vì lẽ sinh tồn cũng như mục đích của cuộc sống, loài người mới sáng tạo và phát minh ra ngôn ngữ, chữ viết, đạo đức, pháp luật, khoa học, tôn giáo, văn học, nghệ thuật, những công cụ sinh hoạt hằng ngày về mặc, ăn, ở và các phương thức sử dụng. Toàn bộ những sáng tạo và phát minh đó tức là văn hóa.
Văn hóa là bao gồm tất cả những sản phẩm của con người, và như vậy, văn hóa bao gồm cả hai khía cạnh: Khía cạnh phi vật chất của xã hội như ngôn ngữ, tư tưởng, giá trị và các khía cạnh vật chất như nhà cửa, quần áo, các phương tiện…
- Theo Đại từ điển tiếng Việt của Trung tâm Ngôn ngữ và Văn hóa Việt Nam - Bộ Giáo dục và đào tạo xuất bản năm 1998
Văn hóa là những giá trị vật chất, tinh thần do con người sáng tạo ra trong lịch sử.
Như vậy, có thể thấy, văn hoá được coi là toàn bộ các khía cạnh của cuộc sống xã hội như ngôn ngữ, tiếng nói, tôn giáo, tư tưởng, di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh… của dân tộc, đất nước. Nó mang đến giá trị về mặt tinh thần nhằm phục vụ cho nhu cầu và lợi ích của cộng đồng người dân.