Thư Xin Lỗi Vì Đang Bị Tấn Công DDoS

Văn bản công chứng có hiệu lực khi nào?

Tại Điều 5 Luật công chứng 2014 quy định về giá trị pháp lý của văn bản công chứng như sau:

- Văn bản công chứng có hiệu lực kể từ ngày được công chứng viên ký và đóng dấu của tổ chức hành nghề công chứng.

- Hợp đồng, giao dịch được công chứng có hiệu lực thi hành đối với các bên liên quan; trong trường hợp bên có nghĩa vụ không thực hiện nghĩa vụ của mình thì bên kia có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết theo quy định của pháp luật, trừ trường hợp các bên tham gia hợp đồng, giao dịch có thỏa thuận khác.

- Hợp đồng, giao dịch được công chứng có giá trị chứng cứ; những tình tiết, sự kiện trong hợp đồng, giao dịch được công chứng không phải chứng minh, trừ trường hợp bị Tòa án tuyên bố là vô hiệu.

- Bản dịch được công chứng có giá trị sử dụng như giấy tờ, văn bản được dịch.

Bên cạnh đó, thì việc công chứng còn phải đảm bảo các nguyên tắc hành nghề công chứng bao gồm:

- Tuân thủ Hiến pháp và pháp luật.

- Tuân theo quy tắc đạo đức hành nghề công chứng.

- Chịu trách nhiệm trước pháp luật và người yêu cầu công chứng về văn bản công chứng.

Như vậy, văn bản công chứng có hiệu lực kể từ ngày được công chứng viên ký và đóng dấu của tổ chức hành nghề công chứng. Văn bản công chứng có hiệu lực thi hành đối với các bên liên quan, có giá trị chứng cứ; những tình tiết, sự kiện trong hợp đồng, giao dịch được công chứng không phải chứng minh, trừ trường hợp bị Tòa án tuyên bố là vô hiệu….

Quy định về công chứng bản dịch năm 2024

Theo đó, việc công chứng bản dịch cần tuân thủ quy định tại Điều 61 Luật công chứng 2014 và các văn bản khác có liên quan:

- Việc dịch giấy tờ, văn bản từ tiếng Việt sang tiếng nước ngoài hoặc từ tiếng nước ngoài sang tiếng Việt để công chứng phải do người phiên dịch là cộng tác viên của tổ chức hành nghề công chứng thực hiện. Cộng tác viên phải là người tốt nghiệp đại học ngoại ngữ hoặc đại học khác mà thông thạo thứ tiếng nước ngoài đó. Cộng tác viên phải chịu trách nhiệm đối với tổ chức hành nghề công chứng về tính chính xác, phù hợp của nội dung bản dịch do mình thực hiện.

- Công chứng viên tiếp nhận bản chính giấy tờ, văn bản cần dịch, kiểm tra và giao cho người phiên dịch là cộng tác viên của tổ chức mình thực hiện. Người phiên dịch phải ký vào từng trang của bản dịch trước khi công chứng viên ghi lời chứng và ký vào từng trang của bản dịch.

Từng trang của bản dịch phải được đóng dấu chữ “Bản dịch” vào chỗ trống phía trên bên phải; bản dịch phải được đính kèm với bản sao của bản chính và được đóng dấu giáp lai.

- Lời chứng của công chứng viên đối với bản dịch phải ghi rõ thời điểm, địa điểm công chứng, họ tên công chứng viên, tên tổ chức hành nghề công chứng; họ tên người phiên dịch; chứng nhận chữ ký trong bản dịch đúng là chữ ký của người phiên dịch; chứng nhận nội dung bản dịch là chính xác, không vi phạm pháp luật, không trái đạo đức xã hội; có chữ ký của công chứng viên và đóng dấu của tổ chức hành nghề công chứng.

- Công chứng viên không được nhận và công chứng bản dịch trong các trường hợp sau đây:

+ Công chứng viên biết hoặc phải biết bản chính được cấp sai thẩm quyền hoặc không hợp lệ; bản chính giả;

+ Giấy tờ, văn bản được yêu cầu dịch đã bị tẩy xoá, sửa chữa, thêm, bớt hoặc bị hư hỏng, cũ nát không thể xác định rõ nội dung;

+ Giấy tờ, văn bản được yêu cầu dịch thuộc bí mật nhà nước; giấy tờ, văn bản bị cấm phổ biến theo quy định của pháp luật.

- Bộ trưởng Bộ Tư pháp quy định chi tiết mẫu lời chứng của công chứng viên đối với bản dịch.

Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (Hiệp định CPTPP) là hiệp định thương mại tự do với các điều khoản loại bỏ thuế quan giữa các nước thành viên, đồng thời đặt ra các quy tắc về những vấn đề như đầu tư xuyên biên giới, thương mại điện tử, sở hữu trí tuệ, doanh nghiệp nhà nước và lao động. Hiệp định CPTPP đã ký ngày 08/3/2018 tại Santiago (Chile) và được Quốc hội Việt Nam phê chuẩn tại Nghị quyết số 72/2018/QH14. Trong đó:

- CPTPP chính thức có hiệu lực với Australia, Canada, Nhật Bản, Mexico, Singapore và New Zealand từ ngày 30/12/2018, có hiệu lực tại Việt Nam từ 14/1/2019 và có hiệu lực tại Peru từ ngày 19/9/2021.

- Ngày 05/10/2022, Malaysia phê chuẩn CPTPP và Hiệp định có hiệu lực với nước này vào ngày 29/11/2022.

- Chile là thành viên phê chuẩn CPTPP ngày 21/02/2023.

- Ngày 13/05/2023, Brunei - quốc gia cuối cùng trong số 11 nước thành viên đã chính thức phê chuẩn Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ Xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) và đã thông báo cho New Zealand - quốc gia giữ vai trò lưu chiểu của CPTPP về việc phê chuẩn này. Theo quy định, CPTPP sẽ chính thức có hiệu lực đối với Brunei sau 60 ngày kể từ ngày thông báo, tức ngày 12/07/2023.

Như vậy, sau 5 năm ký kết, CPTPP hiện đã được 11 các quốc gia thành viên phê chuẩn và sẽ có hiệu lực đầy đủ với tất cả các nước vào giữa tháng 7/2023. Ngoài 11 thành viên ban đầu, hiện có 07 quốc gia/nền kinh tế đã chính thức nộp đơn xin gia nhập CPTPP, bao gồm: Vương quốc Anh (nộp đơn tháng 2/2021), Trung Quốc, Đài Bắc Trung Hoa (tháng 9/2021), Ecuador (tháng 1/2022), Costa Rica (tháng 8/2022), Uruguay (tháng 12/2022) và Ukraine (tháng 5/2023).

Ngày 16/07/2023, Thỏa thuận gia nhập CPTPP của Vương quốc Anh đã chính thức được ký kết, Anh chính thức trở thành thành viên của CPTPP. Chính phủ Anh ước tính hiệp định CPTPP sẽ chỉ giúp tăng tổng sản phẩm trong nước (GDP) của nước này thêm 0,08 điểm phần trăm trong dài hạn. Con số này có thể tăng lên nếu Thái Lan và Hàn Quốc tham gia hiệp định sau này. Tuy nhiên, quyết định gia nhập CPTPP của Anh sẽ củng cố sự hiện diện kinh tế của nước Anh tại khu vực khi đang chứng kiến sự trỗi dậy của Trung Quốc (quốc gia cũng đã nộp đơn xin gia nhập hiệp định).

Đối với Việt Nam, ngày 30/12/2022, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 115/2022/NĐ-CP ban hành Biểu thuế xuất khẩu ưu đãi, Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt của Việt Nam để thực hiện Hiệp định CPTPP giai đoạn 2022-2027 và áp dụng đối với các nước gồm Australia; Canada; Nhật Bản; Mexico; New Zealand; Singapore và Peru.

Theo báo cáo kết quả triển khai Hiệp định CPTPP, EVFTA và UKVFTA của Bộ Công Thương trong năm 2022, kim ngạch trao đổi thương mại giữa Việt Nam và các nước CPTPP đạt 104,5 tỷ USD, tăng 14,3% so với năm 2021. Kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang các nước CPTPP đạt 53,6 tỷ USD, tăng 17,3% so với năm 2021. Kim ngạch nhập khẩu từ các nước CPTPP đạt 50,9 tỷ USD, tăng 11,3% so với năm 2021. Xét về thị trường, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang 8/10 thành viên CPTPP đều tăng trưởng tích cực, có thị trường tăng tới 163% như Brunay.

Tỷ lệ sử dụng giấy chứng nhận xuất xứ CPTPP (C/O CPTPP) của hầu hết các mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam tiếp tục tăng trưởng tích cực và tăng đáng kể so với năm 2021, cụ thể, thủy sản tăng 41,7%, giày dép tăng 51,7%, dệt may tăng 185,2%, cà phê tăng 140,1%, rau quả tăng 62,3%, hạt điều tăng 39,4%, gỗ và sản phẩm gỗ tăng 23,5%, máy móc và thiết bị tăng 152,3%...  Thặng dư thương mại từ các nước CPTPP trong năm 2022 đạt 2,63 tỷ USD trong khi năm 2021 Việt Nam thâm hụt khoảng 74,5 triệu USD trong trao đổi thương mại với các nước CPTPP. Đặc biệt, thặng dư thương mại từ trao đổi thương mại với 3 nước mới có quan hệ FTA là Canada, Mexico và Peru trong năm 2022 lên tới 11 tỷ USD, chiếm 94% tổng thặng dư thương mại năm 2022 của Việt Nam và tăng 6,7% so với năm 2021.

Tuy nhiên vừa qua, với việc 3 nước: Malaysia, Chile và Brunei cũng đã phê chuẩn Hiệp định CPTPP. Chính vì vậy, ngày 7/9/2023, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 68/2023/NĐ-CP ngày 07 tháng 9 năm 2023 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 115/2022/NĐ-CP ngày 30 tháng 12 năm 2022 của Chính phủ ban hành Biểu thuế xuất khẩu ưu đãi, Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt của Việt Nam để thực hiện Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương giai đoạn 2022 -2027. Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký ban hành.

Cụ thể, Nghị định số 68/2023/NĐ-CP bổ sung thêm Malaysia, Chile và Brunei được áp dụng thuế xuất khẩu ưu đãi, thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt của Việt Nam để thực hiện Hiệp định CPTPP giai đoạn 2022- 2027. Nghị định số 68/2023/NĐ-CP nêu rõ:

- Nghị định số 68/2023/NĐ-CP có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký ban hành (ngày 7/9/2023).

- Đối với các tờ khai hải quan của hàng hóa xuất khẩu từ Việt Nam vào Malaysia hoặc nhập khẩu vào Việt Nam từ Malaysia đăng ký từ ngày 29 tháng 11 năm 2022 đến trước ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành, nếu đáp ứng đủ các điều kiện để được hưởng thuế xuất khẩu ưu đãi, thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt quy định tại Nghị định số 115/2022/NĐ-CP ngày 30 tháng 12 năm 2022 của Chính phủ, Nghị định này và đã nộp thuế theo mức thuế cao hơn thì được cơ quan hải quan xử lý tiền thuế nộp thừa theo quy định của pháp luật về quản lý thuế.

- Đối với các tờ khai hải quan của hàng hóa xuất khẩu từ Việt Nam vào Cộng hòa Chi Lê hoặc nhập khẩu vào Việt Nam từ Cộng hòa Chi Lê đăng ký từ ngày 21 tháng 02 năm 2023 đến trước ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành, nếu đáp ứng đủ các điều kiện để được hưởng thuế xuất khẩu ưu đãi, thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt quy định tại Nghị định số 115/2022/NĐ-CP ngày 30 tháng 12 năm 2022 của Chính phủ, Nghị định này và đã nộp thuế theo mức thuế cao hơn thì được cơ quan hải quan xử lý tiền thuế nộp thừa theo quy định của pháp luật về quản lý thuế.

- Đối với các tờ khai hải quan của hàng hóa xuất khẩu từ Việt Nam vào Brunei hoặc nhập khẩu vào Việt Nam từ Brunei đăng ký từ ngày 12 tháng 7 năm 2023 đến trước ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành, nếu đáp ứng đủ các điều kiện để được hưởng thuế xuất khẩu ưu đãi, thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt quy định tại Nghị định số 115/2022/NĐ-CP ngày 30 tháng 12 năm 2022 của Chính phủ, Nghị định này và đã nộp thuế theo mức thuế cao hơn thì được cơ quan hải quan xử lý tiền thuế nộp thừa theo quy định của pháp luật về quản lý thuế.

Có thể thấy CPTPP đã có tác dụng như một đòn bẩy thúc đẩy xuất khẩu của Việt Nam. Bên cạnh đó, CPTPP còn có tác động tích cực đến ngay cả những mặt hàng không có lộ trình giảm thuế cũng đang được hưởng lợi và thúc đẩy sự phát triển hơn nữa của chuỗi cung ứng, vận tải và logistics của Việt Nam./.

Phòng Thông tin và xúc tiến thương mại – VIOIT