Ký Hiệu Tiền Ý
Container vận chuyển hàng hóa đã trở thành một phần không thể thiếu không chỉ khi bạn làm việc trong ngành vận hành và vận chuyển container từ nơi này sang nơi khác, mà còn đối với tất cả các doanh nghiệp và lĩnh vực có sử dụng container.
Weight of Container (Trọng lượng vỏ container) –
Đây là trọng lượng thực của chiếc container rỗng và được cung cấp bởi nhà sản xuất vào cuối quy trình sản xuất và dán nhãn.
Đây là trọng lượng quan trọng cần được xem xét bởi những người vận hành và lên kế hoạch tàu vì trọng lượng này cần được tính vào khi lên kế hoạch cho con tàu.
Hãy tưởng tượng một con tàu hiện tại đang chở khoảng 24.000 TEUs. Nếu trọng lượng vỏ của mỗi TEU (2.250 Kgs) không được tính vào, thì tổng cộng 42.750 tấn sẽ không được tính vào con tàu – một con số thực sự lớn mà có thể gây ra một thảm họa ở trên biển.
Tuy nhiên, các công ty thương mại và các hãng tàu tranh cãi gay gắt về việc có nên ghi trọng lượng vỏ container trên vận đơn hay không và trọng lượng VGM có nên khớp với trọng lượng trên vận đơn hay không.
– Đây là trọng lượng hàng tối đa có thể được đóng vào container và việc khách hàng khai báo sai trọng lượng này sẽ gây ra hậu quả nặng nề cả về tính mạng và tài sản.
Đây là trọng lượng được thể hiện trên vận đơn và xin nhắc lại, trọng lượng này KHÔNG BAO GỒM TRỌNG LƯỢNG VỎ CONTAINER.
Trọng lượng này được thể hiện rõ ràng trên cửa container và khách hàng không thể ngụy tạo rằng họ không biết về sức chứa của container.
– Đây là sức chứa tối đa về không gian có thể được đóng trong container. Không giống như trọng lượng, chúng ta không thể đóng hàng hóa vượt quá thể tích tối đa của container vì lý do thì cũng khá dễ hiểu.
Mặc dù (không giống như khai báo sai trọng lượng) khai báo sai khối lượng có thể không gây ra bất kỳ hậu quả vật chất nào, việc khai báo sai khối lượng trên vận đơn có thể gây ra một số hậu quả về tài chính cho người mua hoặc người bán, đặc biệt là khi hàng hóa được bán theo đơn vị tính là thể tích.
Classification society label for type testing (Nhãn đăng kiểm) –
Mỗi container đều được kiểm tra về sức tải, sức chứa hàng hóa và khả năng đi biển bởi một cơ quan đăng kiểm và nhãn này cho biết tên của tổ chức đăng kiểm đã phê duyệt container này.
Container Owner or Lessor (Chủ sở hữu hoặc Đơn vị cho thuê container) –
Đây là đơn vị sở hữu hoặc vận hành container. Đây có thể là hãng tàu như trong ví dụ là Hapad Lloyd hoặc là đơn vị cho thuê container như Textainer, chuyên cho hãng tàu thuê container.
Max Gross (Trọng lượng gross tối đa)
Trong ví dụ này – 30.480 Kgs là trọng lượng tối đa mà container có thể chứa được, bao gồm trọng lượng vỏ container là 2.250 Kgs (mục số 7). Đây là trọng lượng Max Gross được khai báo VGM.
Theo mã số tiêu chuẩn IS06346:1995(E) của ISO, mỗi container được cấp một mã số ISO để tránh sự nhầm lẫn về loại container.
Ví dụ, container 20’ tiêu chuẩn được gọi là Dry Van (DV), General Purpose (GP), Standard (SD), Normal, Dry Container (DC) tùy vào từng quốc gia. Vì có nhiều thuật ngữ như vậy nên những thuật ngữ này không thể được dùng trong hệ thống thống nhất để truyền dữ liệu ở cảng, hải quan, hãng tàu,…
Vì vậy có một tiêu chuẩn, mã số ISO 22G1 (trong ví dụ trên) được sử dụng cho những container dài 20 feet, cao 8,6 feet với trọng lượng vỏ 2.250 Kgs.
CSC, ACEP & Other Certifications (CSC, ACEP và những chứng chỉ khác)
– Mỗi container nên có một tấm biển phê duyệt an toàn gọi là tấm CSC (Container Safety Convention – Công ước an toàn container) để được sử dụng trong thương mại quốc tế. Điều này phù hợp với các quy định của Công ước Quốc tế về Container An toàn năm 1972.
Vai trò của tấm CSC này là xác nhận rằng container đã được kiểm tra và ở trong điều kiện thích hợp để vận chuyển trên tàu.
Tấm biển này có thông tin chi tiết về Chủ sở hữu, Dữ liệu Kỹ thuật và thông tin ACEP. ACEP là viết tắt của Approved Continuous Examination Programme – Chương trình Kiểm tra Liên tục được Phê duyệt. Nghĩa là, cứ mỗi 30 tháng, một container phải được vận chuyển về bãi container để kiểm tra.
Tấm CSC cũng hiển thị Max. Gross như hình bên dưới.
Ví dụ như tấm CSC này, nếu một container được đóng nhiều hơn trọng lượng Max. Gross cho phép – trong trường hợp này là 32.500 kg bao gồm cả trọng lượng vỏ container thì container sẽ bị coi là OVER WEIGHT.
Ngoài những ký hiệu được nói ở trên, container cũng còn có những ký hiệu khác như:
Vì vậy sau này khi bạn nhìn thấy những ký hiệu này trên một container, bạn sẽ có thể hiểu rõ ý nghĩa của chúng, và hãy đảm bảo rằng bạn tuân theo hướng dẫn vì sự an toàn của mọi người trong chuỗi cung ứng.
(Nguồn: shippingandfreightresource.com)
Hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn thêm theo thông tin dưới đây:
Địa chỉ: Số 36 Bùi Thị Xuân, Phường Bến Thành, Quận 1, TP.HCM
Thẻ bảo BHYT: Ký hiệu cần biết để hưởng số tiền cao nhấtNgày đăng: 16/01/2018 - Lượt xem: 19504
Nhìn vào thẻ bảo hiểm y tế (BHYT), người dân có thể biết rõ mình làm việc ngành nghề nào, mức hưởng bảo hiểm y tế, nơi sinh sống, bệnh viện đăng ký điều trị...
Những ký hiệu trên thẻ BHYT Hai ký tự đầu (ô thứ nhất): Được ký hiệu bằng chữ, là mã đối tượng tham gia bảo hiểm y tế, bao gồm:
CH: Người lao động làm việc trong các cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp, lực lượng vũ trang, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị - xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội - nghề nghiệp và tổ chức xã hội khác;
DN: Người lao động làm việc trong các doanh nghiệp thành lập, hoạt động theo Luật Doanh nghiệp, Luật Đầu tư;
NN: Người lao động làm việc trong các cơ quan, tổ chức nước ngoài hoặc tổ chức quốc tế tại Việt Nam, trừ trường hợp Điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên tham gia có quy định khác;
HT: Người hưởng lương hưu, trợ cấp mất sức lao động hàng tháng;
TB: Người đang hưởng trợ cấp bảo hiểm xã hội hàng tháng do bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp;
CT: Người từ đủ 80 tuổi trở lên đang hưởng trợ cấp tuất hàng tháng;
XB: Cán bộ xã, phường, thị trấn đã nghỉ việc đang hưởng trợ cấp bảo hiểm xã hội hàng tháng;
TN: Người đang hưởng trợ cấp thất nghiệp theo quy định của pháp luật về bảo hiểm thất nghiệp;
QN: Sỹ quan, quân nhân chuyên nghiệp, hạ sỹ quan, binh sỹ Quân đội nhân dân Việt Nam đang tại ngũ; người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân nhân đang công tác tại Ban Cơ yếu Chính phủ; học viên cơ yếu hưởng sinh hoạt phí từ ngân sách Nhà nước theo chế độ, chính sách như đối với học viên Quân đội;
CA: Sỹ quan, hạ sỹ quan nghiệp vụ và sỹ quan, hạ sỹ quan chuyên môn kỹ thuật, hạ sỹ quan, chiến sỹ nghĩa vụ đang công tác trong lực lượng công an nhân dân, học viên công an nhân dân hưởng sinh hoạt phí từ ngân sách Nhà nước;
CY: Người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân nhân đang công tác tại các tổ chức cơ yếu thuộc các Bộ, ngành, địa phương;
MS: Người đã thôi hưởng trợ cấp mất sức lao động đang hưởng trợ cấp hàng tháng từ ngân sách Nhà nước;
CC: Người có công với cách mạng, bao gồm: Người hoạt động cách mạng trước ngày 01/01/1945; người hoạt động cách mạng từ ngày 01/01/1945 đến ngày khởi nghĩa tháng 8/1945; Bà mẹ Việt Nam anh hùng; thương binh, người hưởng chính sách như thương binh, thương binh loại B, bệnh binh suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên;
HD: Đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp đương nhiệm;
TE: Trẻ em dưới 6 tuổi, kể cả trẻ đủ 72 tháng tuổi mà trong năm đó chưa đến kỳ nhập học;
HN: Người thuộc hộ gia đình nghèo;
DT: Người dân tộc thiểu số đang sinh sống tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, đặc biệt khó khăn;
CN: Người thuộc hộ gia đình cận nghèo;
HS: Học sinh đang theo học tại các cơ sở giáo dục và đào tạo thuộc hệ thống giáo dục quốc dân;
SV: Sinh viên đang theo học tại các cơ sở giáo dục và đào tạo, cơ sở dạy nghề thuộc hệ thống giáo dục quốc dân
Ký hiệu trên thẻ thể hiện mức tiền được hưởng khi khám chữa bệnh
Hiện mức hưởng của người tham gia đã được mã hóa ở ký hiệu in trên thẻ BHYT. Theo đó mã thẻ BHYT gồm 15 ký tự, được chia thành 4 ô. Trong đó, ký tự tiếp theo (ô thứ 2): được ký hiệu bằng số (theo số thứ tự từ 1 đến 5) là mức hưởng BHYT. Trường hợp một người thuộc nhiều đối tượng tham gia BHYT thì mức hưởng BHYT ghi trên thẻ BHYT là mức hưởng của đối tượng có quyền lợi cao nhất.
Ký hiệu bằng số 1: Được quỹ BHYT thanh toán 100% chi phí KCB thuộc phạm vi chi trả BHYT và không áp dụng giới hạn tỷ lệ thanh toán một số thuốc, hóa chất, vật tư y tế và dịch vụ kỹ thuật theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế về danh mục và tỷ lệ, điều kiện thanh toán dịch vụ kỹ thuật; chi phí vận chuyển người bệnh từ tuyến huyện lên tuyến trên trong trường hợp cấp cứu hoặc khi đang điều trị nội trú phải chuyển tuyến chuyên môn kỹ thuật, bao gồm các đối tượng hưởng có ký hiệu là: CC, TE.
Ký hiệu bằng số 2: Được quỹ BHYT thanh toán 100% chi phí KCB thuộc phạm vi chi trả BHYT (có giới hạn tỷ lệ thanh toán một số thuốc, hóa chất, vật tư y tế và dịch vụ kỹ thuật theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế); chi phí vận chuyển người bệnh từ tuyến huyện lên tuyến trên trong trường hợp cấp cứu hoặc khi đang điều trị nội trú phải chuyển tuyến chuyên môn kỹ thuật, bao gồm các đối tượng hưởng có ký hiệu là: CK, CB, KC, HN, DT, DK, XD, BT, TS.
Ký hiệu bằng số 3: Được quỹ BHYT thanh toán 95% chi phí KCB thuộc phạm vi chi trả BHYT (có giới hạn tỷ lệ thanh toán một số thuốc, hóa chất, vật tư y tế và dịch vụ kỹ thuật theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế); 100% chi phí KCB tại tuyến xã và chi phí cho một lần KCB thấp hơn 15% tháng lương cơ sở, bao gồm các đối tượng hưởng có ký hiệu là: HT, TC, CN.
Ký hiệu bằng số 4: Được quỹ BHYT thanh toán 80% chi phí KCB thuộc phạm vi chi trả BHYT (có giới hạn tỉ lệ thanh toán một số thuốc, hóa chất, vật tư y tế và dịch vụ kỹ thuật theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế); 100% chi phí KCB tại tuyến xã và chi phí cho một lần KCB thấp hơn 15% tháng lương cơ sở, bao gồm các đối tượng hưởng có ký hiệu là: DN, HX, CH, NN, TK, HC, XK, TB, NO, CT, XB, TN, CS, XN, MS, HD, TQ, TA, TY, HG, LS, PV, HS, SV, GB, GD.
Ký hiệu bằng số 5: Được quỹ BHYT thanh toán 100% chi phí KCB, kể cả chi phí KCB ngoài phạm vi được hưởng BHYT; chi phí vận chuyển, bao gồm các đối tượng hưởng có ký hiệu là QN, CA, CY.
Được thanh toán số tiền lớn nếu thẻ BHYT ghi tham gia 5 năm liên tục
Theo Luật BHYT sửa đổi bổ sung một số điều của Luật BHYT quy định từ ngày 1-1-2015, các trường hợp có thẻ BHYT đã tham gia BHYT từ đủ 5 năm liên tục kể từ ngày tham gia và có số tiền cùng chi trả chi phí khám chữa bệnh (KCB) đúng tuyến trong năm lớn hơn 6 tháng lương cơ sở thì sẽ được cấp “Giấy chứng nhận không cùng chi trả trong năm” và được hưởng 100% chi phí khám chữa bệnh BHYT cho các lần khám chữa bệnh tiếp theo.
Khi được cấp giấy chứng nhận này, người tham gia BHYT không phải thanh toán phần cùng chi trả 5% hoặc 20% chi phí KCB (chỉ áp dụng đối với trường hợp đi KCB đúng tuyến).
Như vậy, nếu bệnh nhân N.V.A. năm 2018 phải đồng chi trả trong 1 hoặc nhiều đợt điều trị số tiền là 7.800.000 đồng (1.300.000 đồng x 6 tháng lương cơ sở) thì các đợt điều trị kế tiếp của năm 2018, bệnh nhân sẽ được quỹ BHYT chi trả 100% chi phí khám chữa bệnh, bất kể chi phí này là tiền triệu hay tiền tỷ.
Theo quy định mới tại Quyết định 595/QĐ-BHXH, đối với thẻ BHYT được cấp theo mẫu mới thì 10 số cuối của thẻ BHYT chính là mã số bảo hiểm xã hội (BHXH) của người tham gia. Như vậy khi tra cứu thông tin, người tham gia bảo hiểm có thể sử dụng thông tin ở thẻ BHYT để tra một số thông tin về BHXH của mình. Việc thống nhất mã số sổ BHXH và mã thẻ BHYT sẽ tạo thuận lợi cho việc quản lý và quyền lợi của người tham gia.
Một điều thuận lợi cho người sử dụng bảo hiểm y tế là: Khi các cơ sở khám chữa bệnh, nếu người dùng phát hiện trên thẻ bị sai thông tin cơ sở khám chữa bệnh không được phép yêu cầu bệnh nhân quay về đổi thẻ BHYT. Thay vào đó, cơ sở khám chữa bệnh phải liên hệ với bộ phận giám định thẻ BHYT của cơ quan BHXH nơi ký hợp đồng khám chữa bệnh BHYT để xác minh.