Tự hào được thực hiện bằng ♥ ở Ba Lan

Thị trường carbon tự nguyện và các chương trình chứng nhận

Thị trường carbon tự nguyện (VCM) phần lớn là thị trường không được quản lý, tại đây các khoản bù trừ carbon được giao dịch bởi các tập đoàn, cá nhân và tổ chức không có nghĩa vụ pháp lý phải cắt giảm khí thải. Trên thị trường carbon tự nguyện, các công ty hoặc cá nhân sử dụng biện pháp bù trừ carbon để đạt được mục tiêu mà họ đặt ra về việc giảm phát thải. Tín dụng được phát hành theo tiêu chuẩn tín dụng độc lập. Một số tổ chức cũng mua chúng theo cơ chế tín dụng quốc tế hoặc trong nước. Các chương trình quốc gia và hạ quốc gia này ngày càng được ưa chuộng.[55]

Năm 2022, giá thị trường carbon tự nguyện (VCM) dao động từ 8 đến 30 đô la cho một tấn CO2e đối với các loại dự án bù trừ phổ biến nhất. Có nhiều yếu tố có thể ảnh hưởng đến mức giá này, trong đó chi phí phát triển một dự án là một yếu tố quan trọng. Những dự án liên quan đến khả năng cô lập carbon gần đây được bán với giá cao hơn so với các dự án khác như là năng lượng tái tạo hay hiệu quả năng lượng. Các dự án cô lập carbon cũng được gọi là các Giải pháp dựa trên thiên nhiên. Các dự án có thêm lợi ích về mặt xã hội và môi trường có thể có giá cao hơn. Điều này phản ánh giá trị của các lợi ích chung và giá trị nhận thức được khi liên kết với các dự án này. Tín chỉ từ một tổ chức có uy tín có thể có giá cao hơn. Một số khoản tín chỉ ở các nước phát triển có thể có giá cao hơn. Một lý do có thể là các công ty thích hỗ trợ các dự án gần địa điểm kinh doanh của họ hơn. Ngược lại, tín chỉ carbon với năm vintage cũ hơn có xu hướng được định giá thấp hơn trên thị trường.[56]

Giá trên thị trường tuân thủ thường cao hơn. Chúng thay đổi tùy theo vị trí địa lý, với giá tín chỉ ETS của EU và Vương quốc Anh giao dịch ở mức giá cao hơn so với giá ở Hoa Kỳ vào năm 2022.[57][58] Giá VCM thấp hơn một phần là do nguồn cung vượt quá cầu. Một số loại bù trừ có thể được tạo ra với chi phí rất thấp theo các tiêu chuẩn hiện hành. Nếu không có thặng dư này, giá VCM hiện tại có thể cao hơn ít nhất 10 đô la/tCO2e.[59]

Vườn quốc gia Bù Gia Mập là nơi bảo tồn các nguồn sinh quyển ở miền Đông Nam Bộ, Việt Nam.

Vườn quốc gia này được chuyển hạng từ khu bảo tồn thiên nhiên Bù Gia Mập thành vườn quốc gia theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ số 170/2002/QĐ-TTG ngày 27 tháng 11 năm 2002.

Vườn quốc gia Bù Gia Mập nằm ở phía Đông Bắc tỉnh Bình Phước, trên địa bàn xã Bù Gia Mập, huyện Bù Gia Mập, tỉnh Bình Phước, tại vị trí cực Bắc của tỉnh. Phía Đông vườn quốc gia này là tỉnh Đắk Nông, phía Tây Bắc là biên giới Việt Nam - Campuchia. Tọa độ từ 12°08′30″ tới 12°17′30″ vĩ bắc, và từ 107°03′30″ đến 107°14′30″ kinh đông.

Vườn quốc gia Bù Gia Mập có tổng diện tích 26.032 ha, nhưng trong đó diện tích rừng tự nhiên là 21.376 ha, bao gồm: 388 ha rừng giàu, 2.798 ha rừng trung bình, 1.692 ha rừng nghèo, 5.064 ha rừng hỗn giao và 11.434 ha rừng tre nứa. Vùng đệm vườn quốc gia có diện tích 15.200 ha gồm 7.200 ha thuộc tỉnh Bình Phước và 8.000 ha của tỉnh Đăk Nông.

Vườn quốc gia Bù Gia Mập vừa là nơi bảo tồn hệ động vật, thực vật hoang dã, nguồn dược liệu quý hiếm, đồng thời vừa là rừng phòng hộ đầu nguồn cho những hồ chứa nước của thủy điện Thác Mơ và thủy điện Cần Đơn. Ngoài ra, nó còn phục vụ nghiên cứu khoa học, giáo dục môi trường và phát triển dịch vụ du lịch sinh thái. Đây là nơi bảo tồn các nguồn gien quý hiếm của hệ động, thực vật phong phú đặc trưng cho miền Đông Nam Bộ.

Hệ thực vật ở đây có 724 loài thực vật nằm trong 326 chi, 109 họ, 70 bộ thuộc 6 ngành thực vật khác nhau. Các khu rừng nơi đây vẫn còn đảm bảo tính chất của rừng nguyên sinh, với đa số thuộc những loài cây họ Dầu và họ Đậu, quý hiếm như: cẩm lai, gõ đỏ, mun, lát hoa, gỗ mật, thạch tùng, giáng hương, trắc,... Ngoài ra vườn có 278 giống cây dược liệu.

Hệ động vật của vườn quốc gia này gồm rất nhiều loài động vật hoang dã, tất cả có 437 loài.

Công ty đường sắt Tây Nhật Bản chuyển đổi sang nhiên liệu sinh học

Hội thảo ở Shikoku chia sẻ cách thu hút du khách