Nam 30 Tuổi Có Tiêm Hpv Được Không
Ung thư cổ tử cung là một trong những căn bệnh gây tử vong cao ở nước ta. Đáng buồn là số lượng nữ giới mắc căn bệnh này ngày càng tăng cao ở mức độ đáng báo động và tiêm HPV là giải pháp ngăn ngừa bệnh lý này hữu hiệu nhất. Vậy độ tuổi nào có thể tiêm vắc xin HPV? 30 tuổi có nên tiêm HPV không? Mời quý độc giả cùng Nhà thuốc Long Châu tìm hiểu.
Vắc xin ngừa 9 chủng HPV (Gardasil 9)
Vắc xin Gardasil 9 phòng ngừa ung thư cổ tử cung và mụn cóc sinh dục do virus HPV gây ra. Vắc xin này được chỉ định cho cả nam và nữ trong độ tuổi từ 9 đến 45 tuổi. Vắc xin Gardasil 9 có thể bảo vệ khỏi 9 loại HPV phổ biến nhất là 6, 11, 16, 18, 31, 33, 45, 52 và 58. Các loại HPV này có thể gây ra ung thư cổ tử cung, ung thư âm hộ, ung thư âm đạo, ung thư hậu môn, ung thư hầu họng và mụn cóc.
Vắc xin Gardasil 9 được tiêm theo lịch trình gồm 3 mũi. Mũi tiêm đầu tiên có thể tiêm vào bất kỳ thời điểm nào. Mũi tiêm thứ hai được tiêm sau mũi đầu tiên từ 1 đến 2 tháng. Mũi tiêm cuối cùng được tiêm sau mũi đầu tiên từ 6 đến 12 tháng. Vắc xin này có thể gây ra một số tác dụng phụ nhẹ như đau, sưng, đỏ hoặc ngứa ở vùng da được tiêm, hoặc có thể gây ra sốt, đau đầu, mệt mỏi hoặc buồn nôn.
Quy trình tiêm vắc xin HPV ở tuổi 30
Vắc xin HPV ngừa ung thư tử cung gồm 2 loại với những tác dụng khác nhau. Cụ thể:
Để vắc xin HPV đạt hiệu quả cao nhất, người đi tiêm cần có sức khỏe tốt và không tiêm bất kỳ loại vắc xin nào trong vòng 4 tuần trước khi tiêm.
Bên cạnh đó, một số đối tượng không nên tiêm HPV bao gồm những người đang mắc bệnh lý cấp tính, nữ giới đang mang thai hoặc cho con bú, nữ giới có kế hoạch mang thai trong 6 tháng tới.
Sau khi tiêm ngừa HPV, người tiêm có thể gặp phải một số phản ứng phụ thông thường như: Đau, sưng đỏ tại vị trí tiêm, cảm giác ngứa ngáy vùng tim, sốt nhẹ, khó thở,… Cần theo dõi tại viện 30 phút sau tiêm và liên hệ với bác sĩ ngay khi có dấu hiệu bất thường.
30 tuổi có nên tiêm HPV không thì câu trả lời là có. Bạn vẫn nên đi tiêm ngừa để giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh. Bên cạnh việc tiêm ngừa, bạn cần xây dựng chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt lành mạnh nên có đời sống tình dục chung thủy, an toàn để phòng ngừa bệnh hiệu quả.
Bên cạnh đó, chị em cũng nên thực hiện tầm soát ung thư cổ tử cung định kỳ để sớm phát hiện và điều trị bệnh (nếu có). Việc làm này còn giúp chị em phòng ngừa các bệnh phụ khoa hiệu quả.
Trên đây là những chia sẻ về độ tuổi nên tiến hành tiêm vắc xin ngừa virus HPV, mong rằng bạn đã có được những thông tin hữu ích. Bệnh lý này dễ dàng lây nhiễm khi quan hệ tình dục, do vậy chị em cũng cần tìm hiểu kỹ về “người kia” để bảo vệ sức khỏe sinh lý sinh sản của mình một cách tốt nhất.
Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào về vắc xin HPV, hãy liên hệ ngay cho trung tâm tiêm chủng Long Châu để được hỗ trợ, tư vấn chi tiết và đặt lịch nhanh chóng.
Tiêm phòng vắc xin HPV là điều cần thiết để giúp cơ thể chống lại tình trạng mụn cóc sinh dục và nhiều loại ung thư. Vậy 30 tuổi có nên tiêm HPV không? Trên 30 tuổi có tiêm phòng HPV được không? Người ở độ tuổi này nên tiêm loại vắc xin HPV nào? Hiệu quả phòng bệnh có tốt như những người tiêm ở độ tuổi nhỏ hơn? Cùng ECO Pharma tìm hiểu với bài viết dưới đây.
Nam/nữ từ 30 tuổi trở lên nên tiêm vắc xin phòng HPV lúc nào?
Không có thời điểm cụ thể khi nào người 30 tuổi nên tiêm vắc xin HPV, vì việc tiêm vắc xin phụ thuộc vào những yếu tố cá nhân và sự tư vấn của bác sĩ. Bác sĩ là người có thể đánh giá tình hình sức khỏe hiện tại và đưa ra lời khuyên tốt nhất cho bạn. Tuy nhiên, bạn vẫn nên cân nhắc và tiêm vắc xin HPV sớm, vì điều này là cần thiết để bảo vệ sức khỏe lâu dài. (4) Có thể bạn quan tâm: Trên 26 tuổi có tiêm phòng HPV được không?
32 tuổi có tiêm phòng HPV được không?
Phác đồ tiêm vắc xin HPV cho nam/nữ 30 tuổi đúng khuyến nghị
Phác đồ tiêm vắc xin HPV đối với người từ tròn 27 tuổi đến < 46 tuổi như sau:
Tiêm vắc xin ngừa virus HPV ở tuổi 30 có thực sự cần thiết?
Ung thư cổ tử cung là 1 trong 3 căn bệnh thường gặp ở phụ nữ Việt Nam từ 15 - 45 tuổi. Có tới 80% số lượng nữ giới sẽ ít nhất nhiễm virus HPV 1 lần trong đời và trung bình mỗi ngày sẽ có khoảng 7 - 10 người chết vì căn bệnh này. Đáng buồn là không phải chị em nào cũng biết mình mắc bệnh và được can thiệp kịp thời bởi sự tấn công của virus này khá âm thầm, khó phát hiện.
Sự tấn công của virus HPV không chỉ khiến các chị em đau đớn, khó chịu, gây ra các gánh nặng về kinh tế mà căn bệnh này còn dễ lây nhiễm khi quan hệ tình dục và có thể di truyền từ mẹ sang con. Chính vì vậy, việc tiêm phòng ngừa virus HPV là điều vô cùng cần thiết. Vậy độ tuổi nào nên tiêm vắc xin HPV?
Một số lưu ý khi tiêm phòng HPV ở tuổi 30
Người lớn từ 27 đến 45 tuổi cũng có thể tiêm vắc xin HPV nhưng hiệu quả có thể không cao bằng những người trẻ hơn. Người 30 tuổi nên tiếp tục tiêm vắc xin HPV nếu chưa tiêm đủ 3 mũi theo phác đồ.
Vắc xin HPV có tác dụng ngăn ngừa nhiễm HPV nhưng không điều trị các bệnh do virus HPV gây ra. Vì vậy, hiệu quả hơn nếu bạn được tiêm trước khi cơ thể tiếp xúc với HPV.
Vắc xin HPV chống chỉ định cho những người bị dị ứng nặng với thành phần vắc xin hoặc sau khi tiêm vắc xin HPV trước đó. Gardasil 9 chống chỉ định cho những người bị dị ứng với nấm men vì nó được sản xuất bằng men làm bánh.
Nên hoãn tiêm vắc xin HPV cho những người mắc bệnh cấp tính ở mức độ trung bình hoặc nặng cho đến khi đã bình phục. Tuy nhiên, đối với những bệnh nhẹ như cảm lạnh, bác sĩ có thể không trì hoãn việc tiêm chủng.
Trước khi tiêm, bạn cần nghỉ ngơi và ăn uống đầy đủ để có sức khỏe và cần giữ tinh thần tốt. Khám sàng lọc trước tiêm là điều cần thiết, bạn cần khai báo các thông tin về tình trạng sức khỏe hiện tại, tiền sử bệnh, các thuốc, liệu pháp điều trị đã và đang dùng trong 3 tháng gần nhất, loại vắc xin đã tiêm trong vòng 4 tuần và tiền sử phản ứng, dị ứng của cơ thể nếu có.
Sau khi tiêm HPV, bạn cần theo dõi ít nhất 30 phút tại cơ sở tiêm chủng. Các phản ứng thường gặp sau khi tiêm vắc xin HPV là sốt, xuất hiện ban đỏ, sưng và ngứa tại vị trí tiêm… Nếu bạn phát hiện các biểu hiện bất thường như thở nhanh hay ngắt quãng, da mẩn đỏ… hãy báo ngay cho bác sĩ để được hỗ trợ sớm.
Ngoài ra, vắc xin HPV cần thời gian tối thiểu 2 tuần để tạo kháng thể bảo vệ cơ thể trước các loại HPV có trong vắc xin. Vì thế, sau khi tiêm vắc xin, người tiêm nên quan hệ tình dục an toàn và thực hiện các biện pháp phòng bệnh khác.
Xem thêm: Sinh con rồi có tiêm phòng HPV được không?
29 tuổi có tiêm phòng HPV được không?
Địa chỉ tiêm vắc xin HPV uy tín và đúng quy trình của Bộ Y Tế
Bạn có thể tiêm vắc xin HPV uy tín và đúng quy trình của Bộ Y Tế tại Trung tâm Tiêm chủng VNVC. Hiện VNVC đang có hai loại vắc xin Gardasil 4 và Gardasil 9, giúp phòng các bệnh lý đường sinh dục nguy hiểm do virus HPV.
Nhằm mang đến cơ hội tiêm vắc xin thế hệ mới Gardasil 9 (Mỹ) cho cả nam và nữ, tháng 5/2022, VNVC là đơn vị đầu tiên đưa loại vắc xin này về và triển khai tiêm chủng tại Việt Nam. Gardasil 9 được đánh giá là loại vắc xin bình đẳng giới, mang đến cơ hội phòng ngừa HPV tốt cho cả nam và nữ với hiệu quả bảo vệ lên đến 94%. Đặc biệt là cộng đồng đồng tính, làm giảm sự lây lan của virus HPV.
VNVC có hệ thống các cơ sở trải dài từ Bắc vào Nam. Với hệ thống kho lạnh hiện đại, đảm bảo nhiệt độ bảo quản vắc xin từ 2 – 8 độ C. Các kho lạnh đều được trang bị đầy đủ thiết bị theo dõi nhiệt độ tự động và hệ thống cảnh báo khi nhiệt độ vượt ra ngưỡng cho phép. Điều này giúp đảm bảo tất cả các loại vắc xin luôn được bảo quản một cách tối ưu nhất.
Tại Trung tâm Tiêm chủng VNVC, tất cả các phòng tiêm đều trang bị tủ giữ vắc xin chuyên dụng. Vì thế, vắc xin được vận chuyển bằng xe lạnh và thiết bị vận chuyển chuyên dụng, nhờ đó luôn đảm bảo chất lượng cho người sử dụng.
Người 30 tuổi có nên tiêm HPV theo hướng dẫn của bác sĩ? Việc tiêm vắc xin không có nghĩa là loại bỏ 100% nguy cơ mắc các bệnh do virus HPV gây ra. Sau khi tiêm vắc xin, bạn vẫn cần thực hiện các biện pháp phòng bệnh như quan hệ tình dục an toàn, chung thủy một vợ một chồng, hạn chế các chất kích thích, xây dựng thói quen sinh hoạt lành mạnh, khám sức khỏe định kỳ đầy đủ. Hy vọng bài viết 30 tuổi có tiêm phòng HPV được không? trên đã giải đáp được thắc mắc giúp bạn.
Hỏi: Xin chào bác sĩ, tôi năm nay đã 30 tuổi. Tôi có thể vaccine HPV được không? Tôi biết, độ tuổi từ 9-26 mới có thể tiêm được. Vậy tôi nên làm gì để phòng tránh bệnh? Hiện nay tôi chưa lập gia đình. Xin cám ơn bác sĩ. (Trần Thị Hà Minh, mysteries146@...)
Bác sĩ tư vấn Nguyễn Cảnh Chương, Bệnh viện PS Hà Nội:
Tiêm phòng vaccine ở độ tuổi từ 9-26 là tốt nhất để ngăn ngừa ung thư cổ tử cung, tuy vậy ở những phụ nữ khác nếu chưa có quan hệ tình dục thì việc tiêm phòng vaccine là hoàn toàn có thể.
Sau khi có quan hệ tình dục, mặc dù đã tiêm phòng vẫn nên được khám phụ khoa định kỳ, làm xét nghiệm tế bào cổ tử cung mỗi năm một lần để phát hiện sớm ung thư cổ tử cung./.