BNEWS Ngành công nghiệp ô tô Đức, một trụ cột của nền kinh tế châu Âu, đang trải qua giai đoạn khó khăn lớn bất chấp sự phát triển mạnh mẽ của thị trường ô tô toàn cầu.

Các hãng xe nổi tiếng trong ngành công nghiệp ô tô thế giới

Cái tên không thể không nhắc đến trong bảng xếp hạng các thương hiệu ô tô nổi tiếng thế giới là Toyota. Được thành lập vào năm 1937 dưới bàn tay của Kiichiro Toyoda, Toyota là một công ty đa quốc gia có trụ sở ở Nhật Bản và được xếp vào là nhà sản xuất ô tô lớn nhất thế giới vào năm 2015.

Trong mắt người tiêu dùng, Toyota là hãng xe sản xuất các ô tô có tính bền bỉ cao, tiết kiệm nhiên liệu và giá trị ít bị khấu hao khi về lâu dài. Không những vậy, Toyota cũng được biết đến bởi sự thiết kế sang trọng diện mạo đột phát và được trang bị đầy đủ nội thất phục vụ cho người sử dụng.

Các thương hiệu con của Toyota có độ phổ biến rộng rãi là Lexus, Daihatsu, Scion với các dòng xe như Fortuner, Innova, Camry, Vios, Corolla Altis,…

Mẫu xe của thương hiệu ô tô Toyota.

Ford là một trong những thương hiệu ô tô hàng đầu thế giới và cũng là thương hiệu đưa nền công nghiệp ô tô thế giới đến giai đoạn trưởng thành. Ford có trụ sở chính tại Dearborn, Michigan, ngoại ô Detroit, Mỹ, được lấy tên theo người sáng lập Henry Ford.

Tính đến thời điểm hiện tại, Ford là nhà sản xuất ô tô lớn thứ năm trên thế giới sau Toyota, VW, Hyundai-Kia và General Motors. Trong đó, những dòng xe chủ yếu được biết đến ở thị trường Mỹ thuộc thương hiệu này có thể kể đến là Lincoln, Troller.

Một trong những dòng xe của Ford.

BMW (Bayerische Motoren Werke AG) được biết đến là một trong những hãng xe ô tô hàng đầu thế giới. Được Franz Josef Popp sáng lập vào năm 1916, là một công ty sản xuất ô tô và xe máy có tiếng và quan trọng ở Đức.

Với thiết kế thể thao đầy sang trọng và có khả năng vận hành cao, các sản phẩm của BMW được rất nhiều người tiêu dùng toàn cấu ưa chuộng. Cùng với BMW, Audi và Mercedes là bộ tam thương hiệu xe Đức nổi tiếng toàn thế giới. Hai thương hiệu con được mọi người biết biết đến dưới cái tên BMW là Mini và Rolls – Royce.

Một thương hiệu con tiêu biểu của BMW.

Khi nhắc đến hãng xe ô tô hàng đầu thế giới, ta không thể bỏ qua cái tên đại diện của đất nước Hàn Quốc là Hyundai. Đây là một công ty con trực thuộc tập đoàn Hyundai và được thành lập vào tháng 12 năm 1967.

Bên cạnh việc Hyundai là hãng sản xuất xe hơi có quy mô lớn nhất tại Hàn Quốc thì nó còn sở hữu một vai trò là nhà sản xuất – lắp ráp ô tô, động cơ xe hơi, xe tải, xe buýt, tàu thủy, xe điện lớn thứ ba trên thế giới.

Mẫu ô tô của thương hiệu Hyundai.

Volkswagen (được viết tắt là VW) có thể nói là cái tên cuối cùng và cực kì đáng chú ý trong danh sách hãng xe ô tô nổi tiếng trên thế giới. Đây là công ty được thành lập vào năm 1937 bởi nhà sáng lập German Labour Front, có trụ sở chính được đặt tại Wolfsburg của Đức.

Các dòng xe của Volkswagen rất được đánh giá cao không chỉ về thiết kế đẹp mắt mà còn sở hữu động cơ mạnh mẽ và khả năng vận hàng ưu việt. Vì vậy, Volkswagen đã nhận được rất nhiều sự quan tâm và yêu thích từ người tiêu dùng.

Đặc biệt, Volkswagen còn sở hữu hàng loạt các thương hiệu con khủng nhất hiện nay là Audi (Đức), Bentley (Anh), Bugatti (Pháp), Lamborghini (Italia), Porsche (Đức), SEAT (Tây Ban Nha), Volkswagen (Đức), Skoda (Cộng Hòa Séc).

Mẫu xe thuộc thương hiệu lớn Volkswagen.

Với những thông tin được cung cấp bên trên, HALANA hy vọng sẽ giúp bạn có thêm nhiều kiến thức về ngành công nghiệp ô tô thế giới. Nếu có bất kì thắc mắc nào về chủ đề này, bạn hãy liên hệ với Halana để được giải đáp chi tiết. Rất cảm ơn bạn đã theo dõi!

- building industry (công nghiệp kiến trúc)

- chemical industry (công nghiệp hóa học)

- tourist industry (kinh doanh du lịch)

- heavy industry (công nghiệp nặng)

- light industry (công nghiệp nhẹ)

- textile industry (công nghiệp dệt may)

- mining industry (công nghiệp hầm mỏ)

Lịch sử phát triển của ngành công nghiệp ô tô thế giới

Mặc dù xe đường bộ chạy bằng hơi nước đã được sản xuất trước đó nhưng nguồn gốc của ngành công nghiệp ô tô thế giới bắt nguồn từ sự phát triển của động cơ xăng trong những năm 1860 và 1870, chủ yếu ở Pháp và Đức. Theo sau đó là sự tham gia của nhà sản xuất Mỹ, Anh vào những năm đầu thế kỉ 20.

Năm 1876, Nicolaus Otto đã phát minh ra động cơ đốt trong. Từ đây, những chiếc xe hơi đầu tiên được ra đời ở thời kỳ đó bởi sự chế tạo của các cái tên tiêu biểu như Gottlieb Daimler, Wihehm Maybach hay Karl Benz. Người ta cho rằng đây mới là nguồn gốc ra đời của xe hơi bởi chúng có hình dáng và động cơ gần với thiết kế xe ngày nay nhất.

Chiếc xe ô tô đầu tiên xuất hiện trong lịch sử ngành công nghiệp ô tô thế giới.

Đến năm 1892, ở Chicago (Mỹ) mới bắt đầu chú ý đưa ô tô vào quá trình sản xuất hàng loạt để đưa nó trở thành một loại phương tiện di chuyển. Ở đây người ta chứng kiến rằng thiết kế của chiếc xe ô tô lúc bấy giờ có 4 bánh, có hệ thống đánh lửa bằng điện, có bộ bơm dầu tự động và chỉ sử dụng được tối đa với vận tốc khoảng 20 km/h.

Một sự thật là Đức là quốc gia đầu tiên đưa ô tô vào quá trình sản xuất hàng loạt, nhưng Mỹ lại chính là quốc gia đưa nền công nghiệp ô tô thế giới lên một tầm cao mới. Nhìn vào bối cảnh nước Mỹ lúc này, với dân số lớn cùng mức sống cao, người dân cực kì thích thú những chiếc xe thương hiệu Cadillac, Pascal.

Tuy nhiên, ngành công nghiệp ô tô thế giới mới thật sự phát triển mạnh mẽ và trưởng thành hơn khi có xe ô tô được sản xuất ra bởi Henry Ford vào năm 1914. Bằng cách sử dụng dây chuyền lắp ráp di động và phân chia công việc theo từng phần cho công nhân, Ford đã tạo ra rất nhiều xe hơi giá rẻ chỉ 1.000 USD.

Nền công nghiệp ô tô của Mỹ đã thống trị toàn thế giới và không có bất kì một đối thủ cạnh tranh nào. Mãi đến sau khi Chiến tranh Thứ II, các nền công nghiệp khác như Nhật Bản, các quốc gia Châu Âu đã bắt kịp và tạo ra sức ép cạnh tranh với Mỹ.

Xem thêm: Công nghiệp hoá chất và định hướng phát triển

Đôi nét về công nghiệp ô tô thế giới hiện nay

Ngành công nghiệp ô tô thế giới đã và đang bước vào giai đoạn phát triển mạnh mẽ. Tính đến các tháng đầu năm 2021, quy mô thị trường sản xuất ô tô toàn cầu ước tính trị giá 2,7 triệu USD và được mong đợi sẽ đạt 9,7% về mức độ tăng trưởng thị trường sản xuất ô tô thế giới trong năm nay.

Nếu xét cả giai đoạn 2016-2021, tỷ trọng ngành công nghiệp ô tô thế giới đang giảm dần trung bình 1,3% một năm. Đây có thể nói là kết quả do tác động nghiêm trọng của dịch COVID-19 lên toàn cầu trong 2 năm trở lại đây.

Về mảng sản xuất phụ tùng ô tô, thị trường sản xuất phụ tùng ô tô toàn cầu đạt giá trị khoảng 380 tỷ USD vào năm 2020. Ngành công nghiệp này dự kiến sẽ tiếp tục tăng trưởng với tốc độ CAGR là 3% trong giai đoạn dự báo 2022-2027 để đạt giá trị khoảng 453 tỷ USD vào năm 2026.

Trong đó, khu vực Châu Á – Thái Bình Dương nổi lên như một thị trường quan trọng cho sản xuất phụ tùng ô tô vào năm 2020. Khu vực này cũng được dự đoán là thị trường toàn cầu lớn trong giai đoạn dự báo, chứng kiến tốc độ tăng trưởng mạnh mẽ.

Về xu hướng của nhóm ngành này hiện tại, các nhà sản xuất xe ô tô trên toàn cầu đang chuyển hướng quan tâm về thiết kế ô tô mới. Vấn đề về ô nhiễm môi trường bắt nguồn từ khói bụi của phương tiện vận chuyển đang ngày càng trở nên đáng lo ngại.

Do đó, ngành công nghiệp ô tô thế giới cũng đang hướng tới cho ra mắt những ô tô sử dụng nhiên liệu thân thiện với môi trường như điện. Theo Triển vọng xe điện 2020, sẽ có hơn 500 mẫu xe điện khác nhau được phát triển và ra mắt vào năm 2022 ngay cả khi đại dịch COVID-19 vẫn gây ra nhiều hạn chế và khó khăn.

Công nghiệp ô tô thế giới đang phát triển mạnh mẽ.

Xem thêm: Công nghiệp dầu khí và những rủi ro