Nghỉ Dưỡng Sức Sau Sinh Có Được Nghỉ Cách Ngày Không
Lao động nữ nghỉ dưỡng sức sau sinh có được hưởng lương hay không? Mình muốn hỏi mình nghỉ dưỡng sức sau sinh mổ là 7 ngày cả ngày thứ 7, chủ nhật. Vậy theo luật thì công ty có được trừ lương mấy ngày nghỉ của mình đó không?
Giáo viên không nghỉ dưỡng sức sau sinh có được tiền?
Căn cứ Điều 41 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định như sau:
Căn cứ Điều 13 Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH được bổ sung bởi khoản 8, 9 Điều 1 Thông tư 06/2021/TT-BLĐTBXH quy định về dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau thai sản như sau:
Như vậy, giáo viên được hưởng chế độ nghỉ dưỡng sức sau sinh nếu tròn 30 ngày làm việc kể từ ngày hết thời hạn được hưởng chế độ thai sản mà sức khỏe chưa phục hồi.
Do đó, nếu giáo viên không nghỉ dưỡng sức sau sinh không được tiền từ chế độ này.
Giáo viên không nghỉ dưỡng sức sau sinh có được tiền? (Hình từ Internet)
Mức tiền nghỉ dưỡng sức sau sinh là bao nhiêu?
Em muốn hỏi về mức tiền dưỡng sức sau sinh ạ. Sau khi sinh công ty cho em nghỉ dưỡng sức sau sinh 5 ngày. Vậy 5 ngày này em được nhận bao nhiêu tiền ạ?
Theo Điều 41 Luật bảo hiểm xã hội 2014 quy định về dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau thai sản như sau:
- Số ngày nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe quy định tại khoản 1 Điều này do người sử dụng lao động và Ban Chấp hành công đoàn cơ sở quyết định, trường hợp đơn vị sử dụng lao động chưa thành lập công đoàn cơ sở thì do người sử dụng lao động quyết định. Thời gian nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe được quy định như sau:
+ Tối đa 10 ngày đối với lao động nữ sinh một lần từ hai con trở lên;
+ Tối đa 07 ngày đối với lao động nữ sinh con phải phẫu thuật;
+ Tối đa 05 ngày đối với các trường hợp khác.
- Mức hưởng chế độ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau thai sản một ngày bằng 30% mức lương cơ sở.
Như vậy, theo quy định này có thể tính được mức hưởng chế độ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau thai sản 05 ngày là 150% mức lương cơ sở.
Hiện nay mức lương cơ sở là 1.490.000 đồng (Nghị định 38/2019/NĐ-CP). Cho nên số tiền chế độ của chị được hưởng là 2.235.000 đồng.
Thời gian nghỉ hưởng chế độ thai sản trước khi sinh của giáo viên tối đa bao nhiêu tháng?
Căn cứ khoản 1 Điều 34 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định về thời gian hưởng chế độ khi sinh con như sau:
Như vậy, thời gian nghỉ hưởng chế độ thai sản trước khi sinh của giáo viên tối đa không quá 02 tháng.
Sinh con phải phẫu thuật công ty cho nghỉ dưỡng sức 6 ngày có đúng luật?
Em sinh con phải phẫu thuật, em xin công ty cho nghỉ dưỡng sức hưởng chế độ. Công ty cho em nghỉ 6 ngày có đúng luật không ạ?
Theo Điều 41 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 có quy định:
Lao động nữ ngay sau thời gian hưởng chế độ thai sản quy định tại Điều 33, khoản 1 hoặc khoản 3 Điều 34 của Luật này, trong khoảng thời gian 30 ngày đầu làm việc mà sức khỏe chưa phục hồi thì được nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ từ 05 ngày đến 10 ngày.
Số ngày nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe quy định tại khoản 1 Điều này do người sử dụng lao động và Ban Chấp hành công đoàn cơ sở quyết định, trường hợp đơn vị sử dụng lao động chưa thành lập công đoàn cơ sở thì do người sử dụng lao động quyết định. Thời gian nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe được quy định như sau:
- Tối đa 10 ngày đối với lao động nữ sinh một lần từ hai con trở lên;
- Tối đa 07 ngày đối với lao động nữ sinh con phải phẫu thuật;
Theo quy định thì trường hợp sinh con phải phẫu thuật thì lao động nữ được nghỉ dưỡng sức tối đa là 07 ngày. Số ngày nghỉ cụ thể sẽ do do người sử dụng lao động và Ban Chấp hành công đoàn cơ sở quyết định, trường hợp đơn vị sử dụng lao động chưa thành lập công đoàn cơ sở thì do người sử dụng lao động quyết định.
Như vậy, công ty cho chị nghỉ 6 ngày dưỡng sức là đúng quy định.
Thời gian hưởng chế độ khi thực hiện các biện pháp tránh thai của giáo viên được quy định như thế nào?
Căn cứ Điều 37 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định về thời gian hưởng chế độ khi thực hiện các biện pháp tránh thai như sau:
Như vậy, thời gian hưởng chế độ khi thực hiện các biện pháp tránh thai của giáo viên được quy định như sau:
- 07 ngày đối với giáo viên nữ đặt vòng tránh thai;
- 15 ngày đối với giáo viên thực hiện biện pháp triệt sản.
Khi tôi hỏi, bên nhân sự trả lời là do công ty thiếu tiền bảo hiểm ngay thời điểm nhân viên nhân sự đi nộp giấy tờ nên bên bảo hiểm không nhận hồ sơ nữa, và trong thời hạn khoảng 2 tháng mà không nhận hồ sơ thì coi như là không được hưởng chế độ này nữa.
Nhân viên nhân sự trả lời như vậy có đúng không? Theo luật 2013 thì thời gian để nộp giấy tờ và hưởng chế độ dưỡng sức ra sao? (fantasticnihongo48@)
- Theo quy định tại Điều 37 Luật Bảo hiểm xã hội (BHXH) và Điều 17 Nghị định 152/2006/NĐ-CP ngày 22-12-2006 của Chính phủ hướng dẫn một số điều của Luật BHXH về BHXH bắt buộc thì lao động nữ sau thời gian hưởng chế độ thai sản khi sinh con mà sức khỏe còn yếu thì được nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe.
Theo khoản 10 Mục II Thông tư số 03/2007/TT-BLĐTBXH ngày 30-1-2007 của Bộ LĐ-TB&XH về hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 152/2006/NĐ-CP đã được sửa đổi bổ sung theo Thông tư số: 19/2008/TT-BLĐTBXH ngày 23-9-2008 của Bộ LĐ-TB&XH quy định trong khoảng thời gian 60 ngày tính từ thời điểm lao động nữ trở lại làm việc sau khi hết thời gian hưởng chế độ khi sinh con quy định tại Điều 31 Luật BHXH mà sức khỏe còn yếu thì được nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe theo quy định tại Điều 17 Nghị định số 152/2006/NĐ-CP.
Theo khoản 2, khoản 3 Điều 17 Nghị định 152/2006/NĐ-CP: số ngày nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe do người sử dụng lao động và Ban Chấp hành Công đoàn cơ sở hoặc Ban Chấp hành Công đoàn lâm thời quyết định, nếu sinh con bằng phẫu thuật nghỉ tối đa 7 ngày (sinh thường là 5 ngày). Mức hưởng dưỡng sức, phục hồi sức khỏe theo quy định: một ngày bằng 25% mức lương tối thiểu chung (nếu nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe tại gia đình) và 40% nếu nghỉ tại cơ sở tập trung.
Căn cứ theo quy định trên, đối với trường hợp của bạn, sau thời gian bạn hưởng chế độ thai sản khi sinh con mà sức khỏe của bạn còn yếu, thì bạn được nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau khi sinh và hưởng chế độ trợ cấp dưỡng sức, phục hồi sức khỏe theo quy định nêu trên.
Còn việc bộ phận nhận sự công ty trả lời với bạn là do công ty thiếu tiền bảo hiểm ngay thời điểm bộ phận nhân sự đi nộp giấy tờ nên bên bảo hiểm không nhận hồ sơ để hưởng chế độ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau khi sinh đối với bạn là không đúng với quy định của pháp luật BHXH.
Theo quy định về trình tự thủ tục giải quyết hưởng trợ cấp dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau thai sản thì trong thời hạn ba ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ giấy tờ hợp lệ có liên quan từ người lao động, người sử dụng lao động có trách nhiệm giải quyết chế độ thai sản cho người lao động.
Chiếu theo quy định trên, trong thời hạn ba ngày làm việc kể từ ngày bạn nộp đầy đủ hồ sơ (Sổ BHXH, Bản sao giấy chứng sinh hoặc bản sao giấy khai sinh của con, giấy xuất viện sau khi sinh con) cho công ty, thì công ty bạn phải có trách nhiệm giải quyết chi trả chế độ trợ cấp dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ sau khi sinh cho bạn.
Trường hợp công ty không giải quyết chi trả chế độ trợ cấp dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau khi sinh cho bạn, căn cứ Điều 130, 131 Luật BHXH bạn có quyền làm đơn khiếu nại gửi đến Giám đốc công ty để yêu cầu giải quyết. Trường hợp Giám đốc công ty đã giải quyết khiếu nại của bạn, nhưng bạn không đồng ý với quyết định giải quyết hoặc quá thời hạn giải quyết theo quy định mà khiếu nại không được giải quyết, bạn có quyền khởi kiện công ty tại tòa án nơi công ty có trụ sở hoặc khiếu nại tiếp đến cơ quan quản lý nhà nước về lao động cấp tỉnh để yêu cầu bảo vệ quyền lợi cho bạn.
Trường hợp bạn khiếu nại tiếp đến cơ quan quản lý nhà nước về lao động cấp tỉnh, nhưng bạn không đồng ý với quyết định giải quyết khiếu nại của cơ quan quản lý nhà nước về lao động cấp tỉnh hoặc quá thời hạn quy định mà khiếu nại không được giải quyết, bạn cũng có quyền đưa đơn khởi kiện công ty đến tòa án.