1. Khái niệm, phương pháp tính

Ban cán sự Đảng Bộ Tài nguyên và Môi trường nhiệm kỳ 2011 - 2016

Ủy ban Kiểm tra (UBKT) Trung ương kết luận Ban cán sự đảng Bộ Tài nguyên và Môi trường nhiệm kỳ 2011 - 2016 đã thiếu trách nhiệm, buông lỏng lãnh đạo, chỉ đạo công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát, để Bộ TN-MT và một số cá nhân có nhiều vi phạm trong công tác quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường, quản lý tài nguyên nước liên quan đến dự án Formosa Hà Tĩnh, để xảy ra hậu quả nghiêm trọng. Cụ thể một số cá nhân có trách nhiệm như sau:

UBKT Trung ương cũng đề nghị Ban bí thư xem xét, thi hành kỷ luật Ban cán sự Đảng Bộ Tài nguyên và Môi trường, ông Nguyễn Minh Quang, ông Bùi Cách Tuyến và ông Nguyễn Thái Lai theo quy định.[108]

Trong phóng sự thực hiện ngày 26 tháng 4, phóng viên Đài Truyền hình Kỹ thuật số VTC thử nghiệm đặt hai con cá vào một chậu nước được cho là lấy từ khu vực Vũng Áng, được thực hiện cùng thời gian, địa điểm với đoàn cán bộ quan trắc của tỉnh Hà Tĩnh. Cá chết chỉ vài phút sau đó. Sau một ngày, nhiều báo tại Việt Nam và chủ bè cá cáo buộc phóng viên VTC "đưa thông tin sai lệch".[135]

Bị nghi ngờ nhất hiện tại là chất độc của chất thải ra biển từ các khu công nghiệp ở vùng này, được nói đến nhiều nhất là Khu kinh tế Vũng Áng với Công ty TNHH Gang thép Hưng Nghiệp Formosa Hà Tĩnh.[119]

Formosa là một dự án thuộc lĩnh vực luyện kim (có gắn với cảng biển và sản xuất nhiệt điện tự dùng). Công nghệ của nhà máy thuộc loại lạc hậu (phải sử dụng coke để luyện gang). Quy trình sản xuất gang thuộc loại liên hoàn và liên tục. Khối lượng chất thải các loại (rắn, lỏng, khí) rất lớn, có chứa nhiều chất độc hại, và được thải ra liên tục. Chỉ riêng chất thải lỏng được phê duyệt thải ra môi trường tới hàng chục nghìn m3/ngày.

Thế nhưng, việc quan trắc, giám sát từ phía các cơ quan của nhà nước lại chỉ thực hiện theo chu kỳ. Đặc biệt, việc xử lý các chất cực độc phát sinh từ công nghệ luyện coke-gang-thép đã không được kiểm soát khách quan và liên tục. Đây là một kẽ hở lớn mà chủ đầu tư có thể lợi dụng để chỉ cần trong vòng vài phút có thể thải hết ra biển hàng tấn chất cực độc như Chlorine, Phosphorous acid, Arsenic.[136]

Ngày 25 tháng 4, trả lời phóng viên báo Tuổi Trẻ về chất thải ra biển, ông Chu Xuân Phàm - trưởng văn phòng Công ty TNHH Gang thép Hưng Nghiệp Formosa Hà Tĩnh tại Hà Nội phát biểu: "Muốn bắt cá, bắt tôm hay nhà máy, cứ chọn đi. Nếu chọn cả hai thì làm thủ tướng cũng không giải quyết được..." [137]. Chiều 26 tháng 4, Công ty TNHH Gang thép Hưng Nghiệp Formosa Hà Tĩnh đã tổ chức họp báo về việc công ty này xả nước thải ra biển và đã xin lỗi về phát ngôn gây sốc của ông Phàm. Cả ông Phàm cũng có mặt trong buổi họp và cũng xin lỗi về lời nói của mình. Ngày 27 tháng 4, ông Phàm đã bị cho thôi việc.[138]

Ngày 25 tháng 4, ông Hoàng Giật Thuyên - Giám đốc Phòng An toàn Vệ sinh môi trường của Tập đoàn FHS ở Việt Nam - cho biết, Công ty TNHH Gang thép Hưng Nghiệp Formosa Hà Tĩnh có nhập 296 tấn hóa chất, gồm 45 loại, trong ba tháng đầu năm 2016 [139], được sử dụng tẩy rửa một số đường ống, cấu kiện hoen rỉ của nhà máy trong công trường [140]. Việc này được Bộ Công Thương (Việt Nam) cấp phép nhập, sau đó mới được thông quan qua Hải quan.[141]

Theo ông Đỗ Thắng Hải - Thứ trưởng Bộ Công Thương, cả năm 2015 và tính đến thời điểm 2 tháng 5 năm 2016, Công ty TNHH Gang thép Hưng Nghiệp Formosa Hà Tĩnh đã nhập khẩu gần 384 tấn hóa chất. Trong đó có 103 loại hóa chất. Riêng từ đầu năm 2016 đến nay, được chấp thuận nhập khẩu 224 tấn hóa chất với 43 loại hóa chất. Từ đầu năm 2016 đến nay, công ty này đã sử dụng khoảng 51 tấn hóa chất, tồn trong kho còn 248 tấn hóa chất.[142]

Công ty TNHH Gang thép Hưng Nghiệp Formosa Hà Tĩnh thừa nhận có việc nhập về lượng lớn chất tẩy rửa, vì khi hoạt động một thời gian dài, phải có chất tẩy rửa để tẩy đường ống, tránh tình trạng tắc nghẽn. Tuy nhiên, không dùng nguyên chất axit mà có pha với nước." [143] Toàn bộ nước thải của công ty đều được tập trung vào khu nhà máy xử lý. Sau khi được xử lý sẽ qua trạm quan trắc tự động. Tại đây trạm quan trắc dữ liệu nước đạt chuẩn sẽ được thải ra biển.[144] Theo quy định của Bộ Tài nguyên - môi trường, khi súc xả đường ống, công ty có trách nhiệm phải thông báo cho địa phương việc súc xả đường ống diễn ra từ thời điểm nào tới thời điểm nào, nhưng công ty không thông báo, cũng không báo cáo các cơ quan ở địa phương về việc súc rửa đường ống.[145]

Danh sách hóa chất công ty nhập về từ đầu năm 2016 do Hải quan Hà Tĩnh cung cấp cho thấy, có ít nhất hai loại hóa chất chuyên dùng để tẩy rửa và thụ động hóa bề mặt kim loại các đường ống, thiết bị trong nhà máy. Nước thải từ quá trình tẩy rửa và thụ động hóa bề mặt kim loại này rất độc hại do chứa các kim loại nặng, do vậy cần phải được xử lý theo quy trình riêng. Tuy nhiên, chi phí cho quá trình xử lý này rất đắt đỏ. Với quy mô nhà máy của công ty, chi phí có thể lên tới 2 triệu USD. Đây là lý do khiến các nhà máy thường bỏ qua khâu xử lý và tìm cách đẩy loại nước thải từ quá trình này thẳng ra môi trường.[146]

Hiện nay công ty chỉ có duy nhất một ống xả thải trong khu công nghiệp rộng 1m, dài 1,5 km, nằm sâu dưới lòng biển khoảng 17 m, cách bờ biển 1,5 km, mỗi ngày tập đoàn xả ra 12.000 m3.[143] Về đường ống xả thải ngầm này, ngày 23 tháng 4, bên lề cuộc họp với lãnh đạo 4 tỉnh miền Trung, Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Võ Tuấn Nhân khẳng định đường ống xả thải của Công ty TNHH Hưng nghiệp Formosa Hà Tĩnh đã được cấp phép, nhưng ngày 28 tháng 4, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Trần Hồng Hà khi làm việc với lãnh đạo Formosa, đã khẳng định, luật pháp Việt Nam không cho phép hệ thống xả thải lắp đặt ngầm và đề nghị giám sát hệ thống này.[147][148]

Theo báo Lao động, ngày 14 tháng 7 năm 2014, Công ty TNHH Gang thép Hưng Nghiệp Formosa Hà Tĩnh có văn bản gửi Bộ Tài nguyên và Môi trường xin cho xây dựng đường ống xả thải ra biển và hơn 1 tháng sau, ngày 26 tháng 8 năm 2014, Tổng cục Môi trường có văn bản chấp thuận cho công ty xả thải ra biển. Như vậy, Bộ Tài nguyên và Môi trường chỉ cần hơn 1 tháng để hoàn tất mọi thủ tục từ kiểm tra, tới điều chỉnh báo cáo đánh giá tác động môi trường.[149]

Khu vực miền Trung Việt Nam có thể mất cả thập kỷ để hoàn toàn hồi phục sau thảm họa môi trường lớn nhất từ trước đến nay. Ước tính thiệt hại về lượng hải sản chết dạt vào bờ do thảm họa Formosa là hơn 100 tấn, bên cạnh đó là nhiều hậu quả khác về ô nhiễm môi trưởng ảnh hưởng đến việc làm và phát triển kinh tế tại 4 tỉnh miền Trung Việt Nam là nơi bị ảnh hưởng trực tiếp.[150]

Theo khảo sát của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội có đến 263.000 lao động chịu ảnh hưởng, trong đó 100.000 chịu ảnh hưởng trực tiếp. Tỷ lệ thất nghiệp gia tăng rất lớn tại bốn tỉnh, trong đó lớn nhất là Hà Tĩnh (15,7 lần) rồi đến Quảng Bình (7,9 lần), Quảng Trị (2,8 lần) và Thừa Thiên Huế (1,6 lần). Số người đánh bắt thủy sản ở Hà Tĩnh giảm 74% còn ở Quảng Bình 83,2% người dân bị giảm thu nhập so với thời điểm trước khi xảy ra sự cố.[3]

Ngày 4 tháng 11 năm 2016, Tổng cục Du lịch Việt Namcông bố tình hình hoạt động 10 tháng đầu năm cho thấy Quảng Bình là tỉnh chịu thiệt hại nặng nề nhất với mức thiệt hại vượt ngưỡng 1.500 tỷ đồng. Nghệ An, Quảng Trị, Hà Tĩnh và Thừa Thiên Huế cũng bị thiệt hại về du lịch. Cơ quan du lịch quốc gia cho biết ô nhiễm chất thải từ công ty Formosa dọc theo bờ biển miền Trung hồi tháng 4 đã gần như hoàn toàn phá hủy ngành du lịch của khu vực khi doanh thu từ du lịch giảm tới 90%.[10]

Công an Việt Nam đã tạm giam hai người, Lê Thuỳ Dương và Chu Mạnh Sơn, vì lý do kích động người dân trong vụ cá chết hàng loạt khi hai người này có hành vi đi đến nhà các ngư dân phỏng vấn các ngư dân. Lê Thuỳ Dương (SN 1980) là lao động tự do, cư trú tại Hà Nội được cho là thực hiện chỉ đạo của tổ chức xã hội dân sự "Phong trào Con đường Việt Nam".[160] Chu Mạnh Sơn (SN 1989) là lao động tự do tại Nghệ An, được cho là thành viên nhóm Việt Tân tương trợ, nhóm kín do Việt Tân lập ra trên mạng xã hội Facebook.[160] Tuy nhiên vì không tìm ra bằng chứng nên cơ quan Công an đã phải thả hai người trên sau một thời gian tạm giam.

Nhà hoạt động Nguyễn Văn Hóa, 22 tuổi, ở tỉnh Hà Tĩnh, bị bắt hồi tháng 1 năm 2017 vì tội "Lợi dụng quyền tự do dân chủ xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân" theo Điều 258 Bộ luật hình sự Việt Nam.[161]

Tháng 9 năm 2015, cá bè của hàng chục hộ dân nuôi trên sông Chà Và (xã Long Sơn, TP Vũng Tàu) chết hàng loạt. Kết quả nghiên cứu, khảo sát của cơ quan chức năng xác định 14 cơ sở chế biến hải sản bột cá xả thải chưa qua xử lý ra khu vực cống số 6 và đổ thẳng ra sông khiến cá chết. Theo thống kê của Sở Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn cá chết khiến ngư dân thiệt hại trên 18 tỷ đồng. Ngày 9 tháng 5 năm 2016, 20 luật sư tại Bà Rịa - Vũng Tàu đã ký hợp đồng dịch vụ pháp lý với 33 hộ dân nuôi cá lồng để khởi kiện 14 doanh nghiệp xả thải gây ô nhiễm môi trường.[162]