Nàng Dương Thái Chân, một thiếu nữ sống vào thời nhà Đường. Nàng là người Thục Quận (nay là Thành Đô – tỉnh Tứ Xuyên), nguyên quán Bồ Châu. Bà là con út trong số bốn người con gái của một vị quan tư hộ đất Thục Chân. Khi đến tuổi trưởng thành, nổi tiếng vì sắc đẹp tuyệt trần, nàng được cưới cho Thọ vương Lý Mạo, con trai của Đường Huyền Tông Lý Long Cơ.

Nàng Tây Thi sống ở thời Xuân Thu, là một người con gái nước Việt, làm nghề dệt vải ở núi Trữ La, Gia Lãm (nay là Chư Kỵ).  Tương tuyền khi nàng giặt áo bên bờ sông, cá nhìn thấy nàng, say mê đến quên cả bơi, dần dần lặn xuống đáy sông. Từ đó, người trong vùng xưng tụng nàng là "Trầm Ngư"' (沉鱼).

Nàng gặp gỡ và yêu mến một đại thần nước Việt là Phạm Lãi, một trọng thần của Việt vương Câu Tiễn. Khi nước Việt bị Ngô vương Phù Sai đánh bại và bắt Việt vương làm con tin, Phạm Lãi đã dùng kế mỹ nhân để giúp Việt vương. Tây Thi được chọn là một trong các mỹ nhân tiến cho Ngô vương, và nàng đã khiến Ngô vương say đắm, thả Việt vương về. Sau khi quay về, Việt vương đã gây dựng binh lực, đánh bại Ngô vương, trở thành một giai thoại nổi tiếng trong lịch sử thời Xuân Thu.

Về kết cục của Tây Thi, có rất nhiều dị bản. Có thuyết cho rằng nàng tự sát cùng Ngô vương, một số khác truyền nàng bị vợ của Câu Tiễn giết vì sợ trở thành mầm họa làm loạn đất nước, như việc nàng đã khiến nước Ngô bị diệt. Nhưng truyền thuyết nổi tiếng nhất là nàng đã cùng Phạm Lãi chu du đến Ngũ Hồ, sống cuộc đời ẩn dật.

2. Vương Chiêu Quân – Mỹ nhân lạc nhạn (昭君落雁)

Nàng Vương Chiêu Quân sống dưới thời nhà Tây Hán, con gái của một gia đình thường dân ở Nam Quận (nay là huyện Hưng Sơn, tỉnh Hồ Bắc). Chiêu Quân nhập cung làm Gia nhân tử của Hán Nguyên Đế Lưu Thích, nhưng không được Hoàng đế biết đến.

Khi Thiền vu Hung Nô là Hô Hàn Tà đến cầu thân, Hoàng đế đã chọn 5 vị Gia nhân tử trong cung ban cho Thiền vu. Chiêu Quân tự mình đề cử lên quan quản Dịch đình cho mình dự vào trong những người nguyện theo Thiền vu đi đến Hung Nô. Nàng xuất giá đi Hung Nô trong sự luyến tiếc của Hán Nguyên Đế. Trang phục của Chiêu Quân cũng được cho là ấn tượng với người đời vào thời đại nàng, có thể nói rằng Chiêu Quân là mỹ nữ đẹp vì lụa.

Câu chuyện về Chiêu Quân trở thành một điển tích nổi tiếng trong thi ca Trung Quốc về sau. Có truyền thuyết, khi Chiêu Quân đi ngang một hoang mạc lớn, lòng nàng chan chứa nỗi buồn vận mệnh cũng như lìa xa quê hương. Nhân lúc ngồi lưng ngựa buồn u uất, liền đàn "Xuất tái khúc". Có một con ngỗng thiên nga trên trời bay ngang, nghe nỗi u oán cảm thương trong khúc điệu liền ruột gan đứt đoạn và sa xuống đất, bấy giờ nàng được xưng tụng là "Lạc nhạn" (落雁).

Vương Chiêu Quân đi vào lịch sử Trung Quốc như một người đẹp hòa bình, sự quên mình của nàng góp phần mang lại hòa bình trong 60 năm giữa nhà Hán và Hung Nô.

3. Điêu Thuyền – Mỹ nhân bế nguyệt (貂婵闭月)

Nàng Điêu Thuyền là một nhân vật dân gian hư cấu và được hình tượng hóa một cách hoàn thiện bởi La Quán Trung trong tiểu thuyết Tam quốc diễn nghĩa. Theo truyện, nàng Điêu Thuyền sống vào thời Tam Quốc, khoảng thế kỷ thứ 3, là con gái nuôi của Tư đồ Vương Doãn. Khi đó, triều đình Đông Hán bị suy thoái do sự chuyên quyền của Đổng Trác, một người hung bạo, phá hoại cương thường, bị người đương thời gọi là Quốc tặc.

Giai thoại kể rằng, khi Điêu Thuyền ra ngoài trời đêm bái trăng thì mây kéo đến che khuất mặt trăng. Vương Doãn cho là lạ, lại muốn làm tôn lên vẻ đẹp của con gái, nên nói phao lên rằng Điêu Thuyền đẹp đến nỗi trăng cũng phải giấu mình. Từ đó, nàng được mọi người xưng tụng nhan sắc là "Bế nguyệt" (闭月).

Tư đồ Vương Doãn đa mưu túc trí, dùng "liên hoàn kế", mượn Điêu Thuyền khiến Đổng Trác và con nuôi là Lữ Bố mê mẩn nàng, muốn chiếm đoạt nàng. Vương Doãn ra kế gả nàng cho Đổng Trác làm thiếp, sau đó chọc tức Lữ Bố, khiến Bố đang tâm muốn giết Trác để giành lại Điêu Thuyền. Cuối cùng, vào năm 192, Đổng Trác bị Lữ Bố giết hại.

Kết cục của Điêu Thuyền không thật sự rõ ràng, rất nhiều dị bản khác nhau trong dân gian. Trong tiểu thuyết, sau khi Đổng Trác bị giết, Điêu Thuyền trở thành thê thiếp của Lữ Bố.

Lần đầu tiên, tất cả các bản vẽ phác thảo và hoàn thiện Quốc huy Việt Nam của họa sĩ Bùi Trang Chước được trưng bày trang trọng trong khuôn khổ triển lãm “Phác thảo mẫu Quốc huy Việt Nam – Họa sĩ Bùi Trang Chước” do Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam thực hiện.

Vào những năm 1950, để mở rộng quan hệ với các nước, khẳng định chủ quyền dân tộc thông qua hoạt động ngoại giao, Bộ Ngoại giao đã có Công văn gửi Ban thường vụ Quốc hội về việc làm Quốc huy. Năm 1951, cuộc thi sáng tác mẫu Quốc huy đã được phát động, thu hút đông đảo họa sĩ cả nước tham gia. Riêng họa sĩ Bùi Trang Chước, với tài năng sáng tạo và sự lao động nghệ thuật nghiêm túc, đã có tới 112 bản vẽ nghiên cứu, phác thảo và bản vẽ chi tiết – một hành trình sáng tạo đầy ấn tượng của họa sĩ. Trong số này, có 15 bản phác thảo mẫu Quốc huy được Ban Mỹ thuật chọn gửi Bộ Tuyên truyền để trình Thủ tướng Chính phủ vào tháng 10-1954.

Họa sĩ Bùi Trang Chước (1915-1992), tốt nghiệp Trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương (khóa 1936-1941), là người Việt đầu tiên vẽ tem bưu chính ở Đông Dương. Ông cũng là tác giả của nhiều mẫu tiền như các mẫu Một đồng, Mười đồng, Một vạn đồng… Năm 1953, họa sĩ Bùi Trang Chước được biệt phái làm nhiệm vụ sáng tạo mẫu Bằng khen, Huân chương, Huy chương cho Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và đây cũng là lúc ông bắt đầu tham gia cuộc thi vẽ mẫu Quốc huy.

Sau nhiều năm “im lìm” trong ngăn tủ lưu trữ, lần đầu tiên gần 200 tài liệu lưu trữ về sự ra đời của Quốc huy Việt Nam và bản gốc những phác thảo mẫu vẽ Quốc huy của họa sĩ Bùi Trang Chước được trưng bày cho công chúng thưởng lãm, tìm hiểu về quá trình lao động sáng tạo miệt mài của ông. Đây cũng là lần đầu tiên toàn bộ bản gốc được trưng bày, giới thiệu tới công chúng, thay vì bản chụp lại như trước đây.

Toàn bộ 112 mẫu vẽ Quốc huy của họa sĩ Bùi Trang Chước có đủ loại hình vẽ, từ hình dáng bầu dục đứng hoặc ngang, hình tròn…, vẽ chì, vẽ màu, phác thảo hoặc hoàn thiện… Rất nhiều chi tiết, hình ảnh đặc trưng của Việt Nam đã được họa sĩ sử dụng, từ bông lúa, con trâu, cái đe, dải lụa, sao vàng năm cánh, rặng dừa, hàng cau, cây tre, cổng đền Hùng, đền Quang Trung, Tháp Rùa, Cột cờ Hà Nội, cổng thành Đại La…

Trong tài liệu viết tay“Tôi vẽ Quốc huy” lưu giữ tại Trung tâm Lưu trữ Quốc gia 3, họa sĩ Bùi Trang Chước kể lại: “Năm 1953, nhân dịp nhà in Bộ Tài chính biệt phái tôi một thời gian để vẽ mẫu bằng và huân chương cho Chính phủ, đồng chí Trịnh Xuân Côn, Ban Pháp chế Phủ Thủ tướng phụ trách bộ phận huân chương, đã đưa cho tôi một số mẫu quốc huy của các nước Xã hội chủ nghĩa làm tài liệu tham khảo để tôi phác thảo mẫu quốc huy của ta. Qua nghiên cứu quốc huy của bạn, đều dùng những bông lúa hoặc liềm, búa hay bánh xe để tượng trưng cho công - nông nghiệp. Về nội dung bên trong dùng hình tượng mang đặc điểm của đất nước, dân tộc mình. Dựa trên những gợi ý đó, tôi phác một số mẫu vẽ hình dáng khác nhau, cũng dùng những bông lúa Việt Nam và cái đe hoặc bánh xe tượng trưng cho công nông nghiệp. Về nội dung bên trong, tôi dùng hình tượng cây tre hoặc con trâu, song thấy cây tre, con trâu ở một số nước Á Đông khác cũng có, nên tôi lại dùng những địa danh lịch sử như đền Hùng, gò Đống Đa, ô Quan Chưởng hoặc Khuê Văn Các, chùa Một Cột, Tháp Rùa. Nhưng tôi thấy các phác thảo đó về hình dáng còn rắc rối cầu kỳ, nội dung cũng chưa được ổn: cái thì về mảng trang trí không hợp, cái lại mang hình dáng tôn giáo…

Sau tôi dùng hình tròn là hình cổ truyền giản dị của dân tộc ta từ trước đến nay, về nội dung bên trong tôi thấy các nước thường dùng quốc kỳ làm biểu tượng cho đất nước, dân tộc mình, từ đó đã gợi ý cho tôi lấy nền đỏ, sao vàng của quốc kỳ làm biểu tượng cho đất nước, dân tộc mình, vừa giản dị, đẹp đẽ về hình trang trí, vừa có ý nghĩa về nội dung, nói lên được từ ngày có Đảng lãnh đạo, Cách mạng, có ngôi sao dẫn đường”.

Trong “Tôi vẽ Quốc huy”, họa sĩ Bùi Trang Chước cho biết, phác thảo mẫu Quốc huy cuối cùng được trình bày theo hình tròn, hai bên chung quanh là các bông lúa Việt Nam, có mấy bông rủ vào bên trong ôm cái đe ở giữa phía dưới, tượng trưng cho công nông nghiệp. Dưới đe là dải lụa sau này có chữ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, hai đầu dải lụa quấn hai bên bông lúa từ dưới lên mỗi bên hai đoạn. Ở giữa phía trên trong nền là ngôi sao vàng trên nền đỏ. Dưới ngôi sao gần giữa trung tâm nền là vòng cung mặt trời có tia chiếu sáng chung quanh, gợi lên hình ảnh của buổi bình minh. “Toàn bộ Quốc huy tôi dùng hai màu vàng và đỏ, khi thực hiện sơn mài là sơn son thiếp vàng, màu cổ truyền hoành phi câu đối của dân tộc ta hay dùng. Số mẫu này tôi làm hai bản: Một bản đưa đồng chí Côn để đệ trình lên Bác Hồ và được Bác Hồ góp ý: hình tượng cái đe là thủ công nghiệp cá thể; nên dùng hình tượng tượng trưng cho nền công nghiệp hiện đại. Còn một bản hiện nay tôi vẫn giữ” - họa sĩ viết....

Mẫu Quốc huy này sau đó đã được Trung ương duyệt và yêu cầu chỉnh sửa một số chi tiết nhỏ. Khi đó, họa sĩ Bùi Trang Chước nhận nhiệm vụ tuyệt mật sang Trung Quốc vẽ và in tiền, cho nên Trung ương đã giao cho họa sĩ Trần Văn Cẩn chỉnh sửa lại một vài chi tiết. Ngày 14-1-1956, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký Sắc lệnh số 254-SL về việc ban bố mẫu Quốc huy nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Kèm theo đó là Phụ lục số 1, 2 in mẫu vẽ Quốc huy có tô màu vàng kim nhũ và Quốc huy không tô màu.

Mẫu Quốc huy chính thức của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và nay là Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Ông Đặng Thanh Tùng Cục trưởng Cục Văn thư lưu trữ nhà nước (Bộ Nội vụ) cho biết: “Nếu như chúng ta nhìn tài liệu lưu trữ quốc gia từ giá trị nghệ thuật, sẽ thấy những mẫu phác thảo quốc huy không chỉ có giá trị thông tin mà còn giàu giá trị mỹ thuật và nghệ thuật. Những mẫu quốc huy này đều đang được lưu giữ tại Trung tâm lưu trữ quốc gia 3”.

Toàn bộ hơn 200 tài liệu lưu trữ gồm phác thảo, mẫu vẽ, tư liệu viết tay… được trưng bày tại Triển lãm là của gia đình họa sĩ Bùi Trang Chước lưu giữ và có một phần được giữ gìn tại Trung tâm Lưu trữ Quốc gia 3.

Việc xây dựng mẫu Quốc huy Việt Nam được thực hiện theo chủ trương của Bác Hồ, Đảng và Nhà nước ta. Mẫu Quốc huy Việt Nam là một cống hiến chung của giới mỹ thuật Cách mạng Việt Nam, trong đó phải kể đến công lao của họa sĩ Bùi Trang Chước - người đã vẽ những mẫu Quốc huy để làm cơ sở lựa chọn, hoàn thiện và họa sĩ Trần Văn Cẩn - người đã chỉnh sửa, hoàn thiện mẫu Quốc huy theo ý kiến chỉ đạo của lãnh đạo để trình Quốc hội phê duyệt. Giao Bộ trưởng Bộ Văn hoá - Thông tin có văn bản báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội về vấn đề tác giả vẽ mẫu Quốc huy Việt Nam.

(Công văn số 42/TB-VPCP ngày 27-2-2004 của Văn phòng Chính phủ thông báo ý kiến của Thủ tướng Phan Văn Khải tại cuộc họp về việc xác định tác giả vẽ mẫu Quốc huy Việt Nam)

Ông Đặng Thanh Tùng chia sẻ, đây là những tư liệu vô cùng quý giá, có ý nghĩa đối với cả một quốc gia, dân tộc, cho nên đã từng có nhiều nhà sưu tầm cá nhân ngỏ ý với gia đình muốn mua lại những tư liệu hiện vật này với giá trị rất lớn. Tuy nhiên, gia đình đã từ chối và sau đó phối hợp với Cục Văn thư lưu trữ nhà nước để thực hiện triển lãm. “Chúng tôi đã đề nghị “mua” lại của gia đình, tất nhiên là không thể với một số tiền lớn như các nhà sưu tầm tư nhân, các cá nhân đề nghị được, mà chỉ đủ đề bù đắp chi phí lưu trữ cho gia đình. Việc trao lại các tư liệu, tài liệu liên quan đến họa sĩ Bùi Trang Chước của gia đình cho Trung tâm Lưu trữ quốc gia không chỉ có ý nghĩa về việc gìn giữ, lưu trữ tư liệu, mà còn có ý nghĩa rất lớn về lòng yêu nước, tự hào dân tộc”.

Ban Tổ chức Triển lãm chụp ảnh lưu niệm với gia đình họa sĩ.

Hội Mỹ thuật Việt Nam và gia đình cố họa sĩ sẽ làm hồ sơ Giải thưởng Hồ Chí Minh cho họa sĩ Bùi Trang Chước trong thời gian sớm nhất.

Họa sĩ Lương Xuân Đoàn, Chủ tịch Hội Mỹ thuật Việt Nam

Ông Đặng Thanh Tùng cho rằng, việc hiến tặng hoặc “bán” cho cơ quan lưu trữ nhà nước những hiện vật, tác phẩm quý như thế này, không những giúp cho những tư liệu, hiện vật, tác phẩm… được lưu giữ trong điều kiện tốt nhất có thể, mà còn được trường tồn và nâng cao giá trị, thí dụ như các tư liệu, tài liệu liên quan đến Quốc huy này đang được Cục Lưu trữ nhà nước làm hồ sơ trình để Thủ tướng Chính phủ công nhận là Bảo vật Quốc gia”…

Mẫu Quốc huy là một cống hiến chung của giới mỹ thuật cách mạng Việt Nam, trong đó phải kể đến công lao của họa sĩ Bùi Trang Chước - người đã vẽ những mẫu Quốc huy để làm cơ sở lựa chọn, hoàn thiện.

Công văn tháng 9-2014 của Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch thông báo kết luận của Thủ tướng về vấn đề tác giả Quốc huy Việt Nam

75 năm Cách mạng Tháng Tám và Quốc khánh 2-9

Moitruong.net.vn – Sáng 6/10, tại kỳ họp thứ 17 (kỳ họp chuyên đề), khoá XVIII, nhiệm kỳ 2016-2021, Hội đồng nhân dân tỉnh Hà Nam đã bầu ông Trương Quốc Huy, Phó bí thư Tỉnh ủy, Bí thư Thị ủy Duy Tiên giữ chức Chủ tịch UBND tỉnh Hà Nam.

Ông Trương Quốc Huy, Phó bí thư Tỉnh ủy, được bầu làm Chủ tịch UBND tỉnh Hà Nam nhiệm kỳ 2016 - 2021.

Giấy phép xuất bản số 110/GP - BTTTT cấp ngày 24.3.2020 © 2003-2024 Bản quyền thuộc về Báo Thanh Niên. Cấm sao chép dưới mọi hình thức nếu không có sự chấp thuận bằng văn bản.

Offenbar hast du diese Funktion zu schnell genutzt. Du wurdest vorübergehend von der Nutzung dieser Funktion blockiert.

Wenn dies deiner Meinung nach nicht gegen unsere Gemeinschaftsstandards verstößt,

Offenbar hast du diese Funktion zu schnell genutzt. Du wurdest vorübergehend von der Nutzung dieser Funktion blockiert.

Wenn dies deiner Meinung nach nicht gegen unsere Gemeinschaftsstandards verstößt,

Offenbar hast du diese Funktion zu schnell genutzt. Du wurdest vorübergehend von der Nutzung dieser Funktion blockiert.

Wenn dies deiner Meinung nach nicht gegen unsere Gemeinschaftsstandards verstößt,

Đạo diễn Bình Trọng sinh năm 1973, anh được gọi là "ông trùm hài đất Bắc" với hơn 10 năm chuyên làm hài Tết qua 2 bộ phim Đại gia chân đất và Làng ế vợ.

Khác với bố mình - NSND Trần Nhượng - hào hoa và phong độ nhưng không may mắn trong chuyện tình cảm, gia đình thì Trần Bình Trọng lại là người sống giản dị và có cuộc hôn nhân viên mãn với vợ trẻ kém 9 tuổi khiến nhiều người ngưỡng mộ.

Đạo diễn Bình Trọng được mọi người yêu mến gọi là "ông trùm hài Tết" (Ảnh: Phan Hưng).

Chia sẻ với phóng viên Dân trí, đạo diễn Bình Trọng cho biết, vào năm 2002 anh làm trợ lý cho Ban Tổ chức cuộc thi Hoa hậu Việt Nam, có dịp làm việc với các thí sinh xuất sắc trong đêm chung kết nên một số người đẹp cũng biết mặt anh.

Sau một thời gian, khi đang đi trên đường ở Hà Nội, anh gặp một thí sinh từ cuộc thi năm đó. Cô gái nhận ra anh, chào hỏi niềm nở, dù không nhớ nhưng anh vẫn nói chuyện như đã quen từ lâu. Duyên số đưa đẩy, vợ chồng anh quen và cưới nhau sau 3 năm tìm hiểu.

"Hồi đó tôi nghèo lắm, vẫn đi ở nhà thuê và trong tay chưa có gì cả. Sau một thời gian thì tôi mới dũng cảm để đầu tư vào các dự án phim, hài Tết. May mắn là thời đó băng đĩa bán được nên tôi khấm khá dần. Hai vợ chồng tích góp, rồi dần dần cũng có một chút", Bình Trọng cho biết.

Bình Trọng cho biết, ban đầu khi mới lấy nhau, vợ anh là người khá… ghen. Thậm chí, có lần anh phải sang nhà hàng xóm xin ngủ nhờ vì bà xã không mở cửa cho vào.

"Đây là câu chuyện có thật của vợ chồng tôi thời mới cưới. Thời đó, chưa có con cũng hay nhậu nhẹt với bạn bè, đến khi tôi về, vợ không thèm mở cửa, không biết vì ngủ quên hay là... giận dỗi", anh kể lại.

Nam đạo diễn cho biết thêm, những năm đầu khi mới kết hôn, hai vợ chồng chưa hiểu nhau nên vẫn có "chuyện nọ, chuyện kia". Thậm chí, anh thừa nhận mình từng có sai lầm nhưng đã được bà xã tha thứ.

"Tôi là đàn ông, nên cũng có những sai lầm khó tránh, là do mình ra ngoài, có những cái không kiểm soát được. Vợ biết được thì cũng buồn, nhưng sau đó, cô ấy đã tha thứ cho tôi.

Khi đã có con với nhau, người phụ nữ họ lý trí hơn, họ "lạt mềm buộc chặt" để ứng xử với chồng, vì thế, tôi biết ý mà sống chuẩn chỉ hơn. Sau nhiều năm sống với nhau, cô ấy hiểu tính cách của tôi nên không ghen nữa mà động viên chồng làm ăn, lo gia đình, nhà cửa", Bình Trọng kể lại.

Con trai NSND Trần Nhượng cho biết, vợ anh từng học luật nên khi lấy nhau, anh được vợ đứng sau hỗ trợ và lo liệu hết việc sổ sách, kế toán. Do đó, công việc của anh trôi chảy hơn, cuộc sống vì thế khá thoải mái, không xáo trộn nhiều.

Anh nói: "Nói thật là bà xã tôi nắm tài chính trong nhà, cô ấy quản lý, chi tiêu cũng giỏi nên tôi không phải lo lắng gì cả. Vợ cũng giúp tôi trong công việc của công ty, biết cô ấy vất vả nhưng tôi không khéo ăn nói nên cũng chẳng "nịnh" vợ được câu nào. Cô ấy hiểu tính tôi nên nhiều khi cũng bỏ qua nhiều điểm xấu của chồng".

Nam đạo diễn cho biết, nhiều năm qua, khán giả biết đến anh qua những bộ phim hài là vì anh có hậu phương vững chắc, chuyện con cái là một tay vợ anh lo hết nên anh yên tâm làm việc.

"Làm nghệ thuật mà không có "nội tướng" chăm lo gia đình, con cái thì rất dễ bị xao nhãng. Tôi may mắn khi có vợ tháo vát, đảm đang, luôn động viên và chịu chi để chồng làm phim", anh chia sẻ.

Bình Trọng nói thêm, nhiều người cứ nghĩ làm nghệ thuật thì phải hào nhoáng, sành điệu nhưng anh lại đi ngược lại với số đông. Anh thích cuộc sống giản dị, bình dân.

"Tôi không dùng hàng hiệu, không xài sang. Nếu cứ đóng bộ, ăn diện thì đó không phải là tôi. Vợ mua gì tôi dùng nấy mà không đòi hỏi gì cả", anh thành thật.

Khi phóng viên hỏi: "Có thông tin cho rằng, anh và NSND Trần Nhượng bất hòa, liệu có đúng?".  Đạo diễn Bình Trọng cho biết: "Không có chuyện đó, bố và con trai thì không tình cảm như với con gái thôi. Bố tôi là người độc lập, không thích sống dựa vào ai. Nhiều lần tôi mời ông về sống cùng nhưng ông không đồng ý.

Ông vẫn tự lái xe đi làm, đi sự kiện. Tuy nhiên mấy năm nay ông yếu hơn, hay phải uống thuốc nên tôi cũng dặn ông, phải lo cho sức khỏe của mình mà nhận ít việc đi".

TP - Tròn 70 năm trước, năm 1953, hoạ sĩ Bùi Trang Chước bắt đầu quá trình vẽ mẫu quốc huy Việt Nam. Sau hai năm miệt mài sáng tác với 112 bản vẽ, cuối cùng mẫu Quốc huy do hoạ sĩ Bùi Trang Chước vẽ đã được lựa chọn để trở thành Quốc huy Việt Nam.

Miệt mài phác thảo mẫu Quốc huy

Tháng 5 vừa qua, khi đến dự Lễ Giới thiệu và tiếp nhận một số tài liệu, bản vẽ của cố hoạ sĩ Bùi Trang Chước tại Trung tâm Lưu trữ Quốc gia III (Cục Văn thư và Lưu trữ Nhà nước), tôi có dịp biết nhiều hơn về Quốc huy Việt Nam do hoạ sĩ tài danh này sáng tác. Hôm đó, bà Nguyễn Minh Thủy, con gái cố hoạ sĩ đại diện gia đình đến gửi tặng Trung tâm một số tư liệu, bản vẽ của cha mình - đã hẹn tôi dịp nào đó sẽ chia sẻ kỹ hơn về quá trình sáng tác Quốc huy của cố hoạ sĩ Bùi Trang Chước.

Nay đến nhà bà Nguyễn Minh Thủy tại khu tập thể Thành Công (Hà Nội), tôi biết thêm trong nhiều năm qua, đây là nơi lưu giữ những tư liệu, bản vẽ của cố hoạ sĩ Bùi Trang Chước. “Hiện nay, bản gốc những tác phẩm của cha tôi, trong đó có toàn bộ những bản vẽ về Quốc huy Việt Nam đã được gửi vào Trung tâm Lưu trữ Quốc gia III để lưu giữ, bảo quản lâu dài. Hiện gia đình chỉ lưu lại những hình ảnh về những tác phẩm của cha tôi làm kỷ niệm”, bà Thủy cho biết.

Bà Nguyễn Minh Thủy bên cuốn tư liệu về hoạ sĩ Bùi Trang Chước vẽ Quốc huy Việt Nam. Ảnh: Kiến Nghĩa.

Di bút “Tôi vẽ mẫu Quốc huy” của cố hoạ sĩ Bùi Trang Chước.

Cầm theo một quyển sách vừa to vừa dày được đóng bìa cứng để tiếp chuyện tôi, bà Thủy cho biết đây là tập tư liệu lưu lại những thông tin chủ yếu về việc vẽ Quốc huy Việt Nam của cố hoạ sĩ Bùi Trang Chước. Đọc tập tư liệu này, tôi chú ý đến di bút “Tôi vẽ Quốc huy Việt Nam” dài hơn 2 trang được hoạ sĩ Bùi Trang Chước viết năm 1985. Trong di bút hoạ sĩ kể, năm 1953, ông được nhà in Bộ Tài chính cử biệt phái một thời gian để vẽ mẫu huân chương cho Chính phủ. Trong thời gian này, hoạ sĩ được ông Trịnh Xuân Côn, cán bộ Ban Pháp chế phụ trách bộ phận Huân chương của Phủ Thủ tướng đưa cho mẫu quốc huy của một số nước xã hội chủ nghĩa làm tài liệu tham khảo để hoạ sĩ vẽ mẫu Quốc huy của Việt Nam.

Một trong những tác phẩm được họa sĩ Bùi Trang Chước ưng ý nhất là mẫu huy hiệu có chân dung Chủ tịch Hồ Chí Minh được đúc bằng vàng để anh hùng Phạm Tuân mang theo chuyến bay vào vũ trụ trên con tàu Intercosmos năm 1980. Tại buổi lễ giới thiệu, tiếp nhận một số tác phẩm của cố hoạ sĩ Bùi Trang Chước gửi tặng Trung tâm Lưu trữ Quốc gia III được tổ chức tháng 5/2023, anh hùng Phạm Tuân chia sẻ: “Khi bay vào vũ trụ, tôi có trách nhiệm mang theo bản Tuyên ngôn Độc lập, Di chúc của Bác, nắm đất tại quảng trường Ba Đình và huy hiệu chân dung Bác Hồ. Đó là những hiện vật rất ý nghĩa đối với dân tộc Việt Nam mà tôi có vinh dự được mang vào vũ trụ trong một chuyến bay đặc biệt”.

Đọc tới đây, tôi nhớ đến một văn bản mà mình đã biết, được in trong cuốn “Danh hoạ Bùi Trang Chước và những tuyệt phẩm đi cùng năm tháng” (do Cục Văn thư và Lưu trữ Nhà nước biên soạn) khi nói về việc sáng tác mẫu Quốc huy Việt Nam. Đó là Công văn số 87 (ngày 28/1/1951) của Bộ Ngoại giao gửi Ban Thường trực Quốc hội với nội dung: “Nước ta chưa có Quốc huy và Quốc ấn. Bộ nhận thấy đã đến lúc cần nghiên cứu làm để đạt quy nếp chỉnh tề cho việc giao thiệp quốc tế của ta rồi đây sẽ một thêm phát triển”. Do vậy, trong năm 1951, cuộc thi sáng tác mẫu Quốc huy Việt Nam đã được phát động, thu hút đông đảo hoạ sĩ cả nước tham gia. Vậy là, so với nhiều đồng nghiệp, hoạ sĩ Bùi Trang Chước đã bắt đầu việc sáng tác Quốc huy muộn hơn.

Anh hùng Phạm Tuân trao đổi với bà Nguyễn Minh Thủy (trái) về huy hiệu có chân dung Chủ tịch Hồ Chí Minh do cố hoạ sĩ Bùi Trang Chước vẽ. Ảnh: Kiến Nghĩa

Trở lại với Di bút “Tôi vẽ mẫu Quốc huy”, hoạ sĩ Bùi Trang Chước cho biết, qua nghiên cứu mẫu Quốc huy của các nước bạn, ông thấy họ chủ yếu dùng hình ảnh bông lúa, búa, liềm hoặc bánh xe để tượng trưng cho công nông nghiệp. Về nội dung, các nước thường dùng hình tượng mang đặc điểm của đất nước, dân tộc mình để thể hiện trong Quốc huy. Dựa trên những gợi ý đó, hoạ sĩ Bùi Trang Chước đã vẽ một số mẫu Quốc huy, cũng dùng những bông lúa Việt Nam, cái đe hoặc bánh xe để tượng trưng cho công nông nghiệp. Về nội dung bên trong Quốc huy, hoạ sĩ dùng hình tượng cây tre hoặc con trâu, nhưng rồi thấy hai hình tượng này một số nước Á đông khác cũng có. Ông bèn chuyển sang vẽ những địa danh điển hình của nước ta như Đền Hùng, Khuê Văn Các, chùa Một Cột, tháp Rùa, gò Đống Đa, Ô Quan Chưởng… trong các phác thảo. Nhưng hoạ sĩ nhận thấy những phác thảo đó có hình dáng khá rắc rối và cầu kỳ, chưa mang tính khái quát cao. Do vậy, hoạ sĩ tiếp tục vẽ với hơn một trăm mẫu phác thảo khác nhau để có thể chọn ra những mẫu Quốc huy ưng ý nhất.

Trong “Tôi vẽ mẫu Quốc huy”, hoạ sĩ Bùi Trang Chước cho biết, sau nhiều mẫu phác thảo, ông dùng hình tròn là hình cổ truyền mà dân tộc ta từ trước đến nay thường dùng. Hoạ sĩ lấy nền đỏ, sao vàng của Quốc kỳ làm màu chủ đạo, vừa có ý nghĩa về nội dung, vừa đẹp về trang trí để vẽ Quốc huy. Theo đó, mẫu Quốc huy của hoạ sĩ Bùi Trang Chước được chốt lại có hình tròn, hai bên là những bông lúa rủ vào bên trong ôm lấy cái đe ở giữa và phía dưới, tượng trưng cho công nông nghiệp. Dưới ngôi sao gần giữa trung tâm nền là vòng cung mặt trời có tia chiếu sáng xung quanh.

Họa sĩ Bùi Trang Chước (1915-1992) tên thật là Nguyễn Văn Chước, sinh tại xã Phú Thượng, huyện Từ Liêm (cũ), thành phố Hà Nội. Năm 2022, họa sĩ Bùi Trang Chước được truy tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh với thiết kế mẫu “Huân chương” bao gồm Huân chương Sao Vàng, Huân chương Hồ Chí Minh, Huân chương Độc lập, Huân chương Lao động; thiết kế mẫu “Quốc huy Việt Nam” và tác phẩm “Khu gang thép Thái Nguyên”. Trước đó, năm 2021, Bộ sưu tập bản phác thảo mẫu Quốc huy Việt Nam của hoạ sĩ Bùi Trang Chước được công nhận là Bảo vật Quốc gia. Năm 2018, tên của hoạ sĩ Bùi Trang Chước được đặt cho một phố tại nơi ông đã sinh ra, nay thuộc phường Phú Thượng (Tây Hồ, Hà Nội).

Bà Nguyễn Minh Thủy cho biết, bông lúa là một hình tượng chủ đạo trong toàn bộ các mẫu vẽ được “chốt” lại của hoạ sĩ Bùi Trang Chước. “Để có được hình tượng bông lúa rủ xuống một cách sinh động nhất, cha tôi đã nhiều lần phải lội xuống ruộng để nâng niu, ngắm bông lúa ở nhiều góc độ khác nhau”, bà Thủy cho biết. Rồi bà kể, theo tư liệu mà bà được biết, tháng 10/1954, Ban Mỹ thuật Trung ương đã chọn 15 mẫu Quốc huy của hoạ sĩ Bùi Trang Chước và gửi sang Bộ Tuyên truyền để trình Thủ tướng Chính phủ. Kết quả, mẫu số 1 trong số 15 mẫu đệ trình đã được chọn, nhưng vẫn cần chỉnh sửa thêm. Theo “Tôi vẽ mẫu Quốc huy”, hoạ sĩ Bùi Trang Chước cho biết, mẫu này sau đó được Bác Hồ góp ý: “Hình tượng cái đe là thủ công nghiệp cá thể, nên dùng hình tượng tượng trưng cho công nghiệp hiện đại”. Từ góp ý quý báu đó, hoạ sĩ Bùi Trang Chước tiếp tục nghiên cứu, sáng tạo để có được mẫu Quốc huy hoàn chỉnh nhất.

Năm 1955, hoạ sĩ Bùi Trang Chước đã hoàn chỉnh mẫu Quốc huy cuối cùng, với hình tượng là bánh xe tượng trưng cho công nghiệp hiện đại để thay thế cho cái đe ở mẫu cũ. Mẫu này được thông qua, chỉ có góp ý thêm chi tiết là nâng bánh xe lên cao một chút để thấy rõ hơn. Nhưng lúc này hoạ sĩ Bùi Trang Chước lại được giao một nhiệm vụ tuyệt mật là vẽ và in tiền, nên việc sửa chi tiết nhỏ nói trên trong mẫu Quốc huy được giao cho hoạ sĩ Trần Văn Cẩn thực hiện. Và tháng 9/1955, Quốc hội nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà đã phê chuẩn mẫu Quốc huy Việt Nam.

Bà Nguyễn Minh Thủy cho biết, việc chỉnh sửa lại chi tiết trong mẫu Quốc huy Việt Nam trước đây vô tình đã tạo ra sự chưa rõ về tên tác giả vẽ Quốc huy. Về việc này, ngày 27/2/2004, Văn phòng Chính phủ đã có Thông báo với nội dung: “Mẫu Quốc huy Việt Nam là một cống hiến chung của giới mỹ thuật Cách mạng Việt Nam, trong đó phải kể đến công lao của hoạ sĩ Bùi Trang Chước - người đã vẽ những mẫu Quốc huy để làm cơ sở lựa chọn, hoàn thiện, và hoạ sĩ Trần Văn Cẩn - người đã chỉnh sửa, hoàn thiện, vẽ mẫu Quốc huy theo ý kiến của lãnh đạo để trình Quốc hội phê duyệt”. Sau thông báo này, hoạ sĩ Bùi Trang Chước chính thức được công nhận là tác giả Quốc huy Việt Nam.

Trung Quốc một đất nước thường được biết đến với bề dày lịch sử với những trận chiến, phát kiến vĩ đại của loài người, không chỉ vậy đất nước này là nơi sản sinh ra những tuyệt thế giai nhân nổi tiếng, trong số đó có 4 nàng mỹ nhân được lịch sử Trung Hoa truyền tụng sở hữu sắc đẹp “nghiêng thành đổ nước” làm khuynh đảo chính trị, khiến nhiều vị hoàng đế mê mệt thậm chí còn thay đổi cả một triều đại lớn mạnh. Hôm nay các bạn sẽ cùng NGUYÊN KHÔI  tìm hiểu về chủ đề thú vị này nhé!