Trường Quốc Tế Mỹ Nợ Lương
Sáng 4/12, bà Đinh Thị Bích Thủy, Trưởng phòng Giáo dục Mầm non, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội, cho biết tin trên.
Đơn vị chủ quản của Trường Quốc tế Mỹ Việt Nam AISVN: Khất nợ trái phiếu đến hạn
Công ty CP Giáo dục Quốc tế Mỹ (AIS) hiện là đơn vị điều hành của AISVN, doanh nghiệp được thành lập năm 2018, trụ sở tại TP.HCM. Ngành nghề kinh doanh chính của công ty chủ yếu tập trung vào lĩnh vực giáo dục. Tại thời điểm thành lập, công ty có vốn điều lệ 50 tỷ đồng, gồm 3 cổ đông sáng lập là bà Nguyễn Thị Út Em nắm 90% vốn, ông Hồ Quang Trung nắm 9,9% và ông Hồ Quang Tri nắm 0,1%.
Chỉ 2 tuần sau, vốn điều lệ Công ty đột ngột tăng vọt lên 1.000 tỷ đồng, cơ cấu cổ đông lúc này không được tiết lộ. Bà Nguyễn Thị Út Em hiện là người đại diện theo pháp luật kiêm Chủ tịch HĐQT công ty.
Bà Nguyễn Thị Út Em (phải) - Chủ tịch HĐQT AISVN. Ảnh: ais.edu.vn
Thông tin từ Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội cho thấy, Công ty CP Giáo dục Quốc tế Mỹ (AIS) đã có 2 lần huy động vốn từ trái phiếu, thu về 500 tỷ đồng.
Hồi đầu năm 2022, CTCP Giáo dục quốc tế Mỹ AIS đã phát hành lô trái phiếu AIECH2223001 trị giá 250 tỷ đồng, đáo hạn ngày 26/7/2023. Lãi suất cố định 11,5%/năm.
Hoạt động thanh toán lãi trái phiếu của AIS diễn ra bình thường cho đến tháng 7/2023, đơn vị này thông báo gia hạn thời gian tất toán lô trái phiếu trên thêm 6 tháng, đến 26/1/2024 với lãi suất điều chỉnh là 12%/năm. Tổng mệnh giá còn đang lưu hành là 200 tỷ đồng.
Bên cạnh đó, doanh nghiệp còn lô trái phiếu AIECH2224002 phát hành ngày 8/9/2022, kỳ hạn 2 năm, lãi suất cố định 10,5%/năm. Tổng giá trị theo mệnh giá đang lưu hành gần 318 tỷ đồng. CTCP Chứng khoán Dầu khí (PSI) là đại lý lưu ký thanh toán cho lô trái phiếu này.
Đáng chú ý, liên quan đến lô trái phiếu này, ngày 20/9/2023, Chứng khoán Dầu khí cho biết doanh nghiệp đã không thanh toán đầy đủ đúng hạn tiền lãi vào ngày đến hạn thanh toán và không thể khắc phục được trong thời hạn 7 ngày làm việc kể từ ngày đến hạn.
Dữ liệu Dân Việt cho thấy, trong năm 2018 nhưng AIS đã ghi nhận 108,2 tỷ đồng doanh thu thuần. Tổng tài sản cuối năm 2018 của AIS là 3.987 tỷ đồng; vốn chủ sở hữu 1.468 tỷ đồng, nợ phải trả chiếm 2.519 tỷ đồng, trong đó nợ vay dài hạn 2.079 tỷ đồng.
Do sử dụng đòn bẩy tài chính lớn nên AIS phải gánh chi phí lãi vay lên đến 66,3 tỷ đồng, "bào mòn" lợi nhuận đạt được, khiến doanh nghiệp này lỗ sau thuế 24,5 tỷ đồng.
Sang năm 2019, doanh thu thuần tăng mạnh lên 439,5 tỷ đồng, tuy nhiên lợi nhuận cuối năm vẫn khá hạn chế với 19,7 tỷ đồng do gánh nặng chi phí vận hành, lãi vay. Vốn chủ sở hữu thời điểm này của AIS tăng nhẹ, đạt 1.487 tỷ đồng, nhưng nợ phải trả cũng tăng lên với 2.745 tỷ đồng.
Sang năm 2020, AIS tiếp tục sử dụng đòn bẩy tài chính ở mức cao. Thời điểm 31/12/2020, nợ phải trả của AIS đã lên 3.056 tỷ đồng, nợ vay dài hạn 2.189 tỷ đồng, nhưng vốn chủ sở hữu giảm còn 965,6 tỷ đồng và AIS cũng ghi nhận khoản lỗ kỷ lục 334 tỷ đồng.
Bài 2: Hệ sinh thái của bà Nguyễn Thị Út Em có gì?
Trong những ngày qua, một số phụ huynh tập trung trước cổng Trường Quốc tế Mỹ Việt Nam (AISVN) tại Nhà Bè, TP.HCM, mang theo băng rôn có nội dung yêu cầu bà Nguyễn Thị Út Em - Chủ tịch HĐQT trường, trả nợ.
Trao đổi với VietNamNet, đại diện công an huyện Nhà Bè cho biết ngay sau khi nắm thông tin đã cử công an địa phương đến ổn định an ninh trật tự. Liên quan vấn đề trường nợ tiền phụ huynh, công an địa phương đang trong quá trình làm việc với các bên để nắm thông tin.
Trao đổi với báo chí, một phụ huynh cho biết vào tháng 2/2018, Trường Quốc tế Mỹ Việt Nam thông qua người đại diện pháp luật là bà Nguyễn Thị Út Em - Chủ tịch HĐQT trường - ký hợp đồng vay vốn của anh, tổng số tiền hơn 5 tỷ đồng, lãi suất 0%.
Đổi lại, hai con anh được hỗ trợ học tập, đào tạo miễn học phí trong thời gian học chính khóa tại trường. Theo hợp đồng, trường sẽ trả lại số tiền vay khi con anh kết thúc học tại trường hoặc chuyển trường.
Tuy nhiên, khi con phụ huynh này đã hoàn thành thủ tục chuyển trường từ lâu, quá thời hạn thanh toán, qua nhiều buổi làm việc với trường và cả bà Út Em, trường vẫn không hoàn trả lại khoản tiền đã vay nói trên.
Nhiều phụ huynh khác cũng cho trường vay vốn hàng tỷ đồng theo chương trình hoàn lại học phí như vậy. Theo hợp đồng này, phụ huynh sẽ đóng một khoản tiền lớn gọi là đầu tư hoặc cho vay vốn với số tiền hàng tỷ đồng, đổi lại phụ huynh sẽ không phải đóng học phí trong quá trình con theo học tại trường. Theo hợp đồng, trường sẽ trả lại số tiền vay từ phụ huynh khi trẻ kết thúc chương trình tại trường hoặc hoàn thành thủ tục chuyển trường.
Được biết một phụ huynh khác còn cho trường vay số tiền lên đến 8 tỷ đồng thông qua nhiều hợp đồng vay. Vậy nhưng, đến nay, phụ huynh này chỉ nhận được số tiền là 250 triệu đồng, mọi cam kết hoàn trả từ bên vay đều không được thực hiện.
Còn trường hợp chị K. cho trường vay 4 tỷ đồng bằng hợp đồng vay vốn cùng cam kết hoàn trả trong vòng 60 ngày khi con chị học xong hoặc hoàn tất thủ tục chuyển trường. Đến nay, việc trả tiền theo hợp đồng này đã không được bên vay thực hiện, chị vẫn không lấy lại được tiền.
Theo các phụ huynh, gần đây mọi liên hệ qua nhiều kênh với Chủ tịch HĐQT trường và trường đều không thực hiện được. Họ nhiều lần đến tận trường, tìm đến nhà nhưng đều không thể gặp. Chưa kể, khi phụ huynh đến trường muốn gặp bà Út Em và nhà trường để trao đổi còn bị bảo vệ chặn không cho vào.
Các phụ huynh cũng đã gửi đơn tố cáo về sự việc lên Sở GD-ĐT TPHCM.
Theo tìm hiểu của VietNamNet, Trường Quốc Tế Mỹ Việt Nam (AISVN) có Chủ tịch Hội đồng Trường là bà Nguyễn Thị Út Em. Đây là một trong những ngôi trường có học phí cao top đầu trên địa bàn TP.HCM.
Theo giới thiệu của website trường, từ năm 1997, bà Út Em đã bắt đầu tìm hiểu mô hình giáo dục quốc tế cho học sinh Việt Nam. Bà Em thành lập AISVN vào tháng 8/2006, với tầm nhìn một trường quốc tế phổ thông liên cấp, từ cấp mẫu giáo đến lớp 12, không giới hạn về số lượng học sinh là người Việt Nam, hoạt động theo tiêu chí phi lợi nhuận.
AISVN được thiết kế trên khuôn viên rộng 6,5 hecta tại Nhà Bè và đã có gần 1.300 học sinh theo học, trong đó 90% học sinh là người Việt Nam và số còn lại thuộc 21 quốc tịch khác. Trường cũng đã có kế hoạch mở rộng khuôn viên trường thêm 7 ha.
Trước đó, theo thông tin từ Tạp chí điện tử VIETTIMES, CTCP Giáo dục Quốc tế Mỹ AIS (AIE) được thành lập vào giữa tháng 10/2018, địa chỉ trụ sở đặt tại xã Long Thới, huyện Nhà Bè, TP.HCM. Ngành nghề kinh doanh chính của công ty này là giáo dục tiểu học.
Ngoài AIE, bà Nguyễn Thị Út Em còn đứng tên tại một số doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực giáo dục khác. Theo tìm hiểu, AISVN được khởi công xây dựng vào năm 2009 với tổng vốn đầu tư khoảng 90 triệu USD, chủ đầu tư thời điểm đó được xác định là Công ty TNHH Quản trị Tài nguyên Tri thức (Tài nguyên Tri thức). Đây cũng là doanh nghiệp mà bà Út Em cùng hai cổ đông họ Hồ của AIE góp vốn thành lập.
Còn theo Cổng thông tin tài chính - chứng khoán Vietstock, ngày 26/1/2022, Giáo dục quốc tế Mỹ AIS đã phát hành 250 tỷ đồng lô trái phiếu AIECH2223001 kỳ hạn 18 tháng, đáo hạn ngày 26/7/2023. Lãi suất cố định 11.5%/năm. Tổ chức lưu ký là CTCP Chứng khoán Bảo Việt.
Tuy nhiên, đến ngày 26/7/2023, Công ty gia hạn thời gian tất toán lô trái phiếu trên thêm 6 tháng, đến 26/1/2024, đồng thời lãi suất điều chỉnh từ 11.5% lên 12%/năm. Tổng mệnh giá còn đang lưu hành là 200 tỷ đồng.
Ngoài lô trái phiếu trên, Giáo dục quốc tế Mỹ AIS còn lô AIECH2224002 phát hành ngày 8/9/2022, kỳ hạn hai năm, đáo hạn vào 8/9/2024. Tổng giá trị theo mệnh giá gần 318 tỷ đồng, lãi suất cố định 10.5%/năm.
Giáo dục Quốc tế Mỹ AIS thành lập ngày 15/10/2018, ngành nghề kinh doanh chính về giáo dục tiểu học. Vốn điều lệ ban đầu 50 tỷ đồng với ba cổ đông sáng lập là bà Nguyễn Thị Út Em (Chủ tịch HĐQT kiêm người đại diện pháp luật) sở hữu 90%, ông Hồ Quang Trung sở hữu 9.9%, ông Hồ Quang Tri 0.1%.
Đáng chú ý, chỉ 10 ngày sau khi thành lập, Giáo dục quốc tế Mỹ AIS đã nâng vốn điều lệ lên tới 1 ngàn tỷ đồng, gấp 20 lần, cơ cấu cổ đông không được tiết lộ.
Nhiều phụ huynh có con học tại Trường Quốc tế Mỹ Việt Nam (AISVN- Trường Quốc tế Mỹ) gửi đơn cầu cứu. Trong đơn, phụ huynh cũng tiết lộ số tiền mà Trường Quốc tế Mỹ đang nợ.
Trường quốc tế Mỹ Việt Nam (AISVN – Trường Quốc tế Mỹ) có học phí gần 1 tỷ đồng/năm, bên cạnh đó là các khoản phí hàng chục triệu đồng.
Trường Quốc tế Mỹ Việt Nam (AISVN, tạm viết tắt là Trường Quốc tế Mỹ) cho gần 1.400 học sinh tạm nghỉ học để sắp xếp lại vấn đề tài chính.