Ông quê huyện Can Lộc, Hà Tĩnh, làm quan dưới thời Vua Lê Hiển Tông nhà Lê Trung Hưng. Khi đi sứ phương Bắc, ông được Vua nhà Thanh phong làm Lưỡng quốc Đình nguyên Thám hoa và tặng áo cẩm bào.

Bộ trưởng Bộ Quốc phòng đầu tiên của Việt Nam là ai? Bộ trưởng Bộ Quốc phòng qua các thời kỳ như thế nào?

Theo Cổng thông tin điện tử của Bộ Quốc phòng, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng đầu tiên của Việt Nam là Thượng tướng Chu Văn Tấn. Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Việt Nam qua các thời kỳ bao gồm:

- Bộ trưởng Phan Văn Giang (từ 2021 - nay).

- Bộ trưởng Ngô Xuân Lịch (từ 2016 - 2021).

- Bộ trưởng Phùng Quang Thanh (từ 2006 - 2016).

- Bộ trưởng Phạm Văn Trà (từ 1997 - 2006).

- Bộ trưởng Đoàn Khuê (từ 1991 - 1997).

- Bộ trưởng Lê Đức Anh (từ 1987 - 1991).

- Bộ trưởng Văn Tiến Dũng (từ 1980 - 1986).

- Bộ trưởng Tạ Quang Bửu (từ 1947 - 1948).

- Bộ trưởng Võ Nguyên Giáp (từ 1946 -1947, 1948-1980).

- Bộ trưởng Chu Văn Tấn (từ 1945 - 1946).

Bộ trưởng Bộ Quốc phòng đầu tiên của Việt Nam là ai? Bộ trưởng Bộ Quốc phòng qua các thời kỳ như thế nào? (Hình từ Internet)

Nữ Tiến sĩ đầu tiên của Việt Nam, xuất thân trong gia đình danh giá

Bà Hoàng Thị Nga sinh năm 1903, trong một gia đình gia thế ở làng Đông Ngạc, tổng Minh Cảo, huyện Từ Liêm, phủ Hoài Đức, tỉnh Cầu Đơ (nay là phường Đông Ngạc, quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội. Tiên tổ bà là ông Hoàng Nguyễn Thự, đỗ Tiến sĩ đệ tam giáp khoa Đinh Mùi (1787). Thân phụ bà là ông Hoàng Huân Trung, Cử nhân Khoa Quý Mão (1903), sau làm đến Tri phủ Phú Thọ, trí sĩ với hàm Tổng đốc, Hội trưởng Hội Khai trí Tiến đức, dân gian gọi là Cụ Thượng Hoàng.

Anh em của bà cũng có nhiều người là người tri thức, chẳng hạn như ông Hoàng Cơ Nghị, cử nhân khoa Vật Lý học, giáo sư Trường trung học Bảo hộ.

Chân dung bà Hoàng Thị Nga - Tiến sĩ đầu tiên của Việt Nam.

Thuở nhỏ, bà Nga học tại trường nữ sinh tiểu học Pháp-Việt Ecole Brieux (địa chỉ cũ ở số 51 và 53 phố Jules Ferry, còn gọi là phố Hàng Trống, sau chuyển về số 29 phố Takou, còn gọi là phố Hàng Cót, nay là trường THCS Thanh Quan) tại Hà Nội. Sau đó bà học tại trường Sư phạm nữ sinh người Việt (École Normale des Institutrices annamites, nay là trường THCS Trưng Vương) ở phố Hàng Bài (tên chính thức là Đại lộ Đồng Khánh).

Sau khi tốt nghiệp trường Sư phạm, bà dạy học ở Đáp Cầu (Bắc Ninh) một thời gian. Sau đó, bà theo học tại trường Cao đẳng Sư phạm (École Supérieure de Pédagogie). Tháng 8/1928, bà theo học tại khoa Khoa học (Faculté des sciences) thuộc Đại học Paris (nay là Đại học Sorbonne). Năm 1931, bà lấy được bằng Cử nhân.

Ngày 19/3/1935, bà bảo vệ thành công luận án Tiến sĩ Khoa học vật lý (Docteur ès sciences physiques) với nhan đề "Tính chất quang điện của các chất hữu cơ" (Propriétés photovoltaïques des substances organiques). Bà cũng trở thành người phụ nữ Việt Nam đầu tiên đạt được học vị Tiến sĩ khoa học.

Trang bìa luận án Tiến sĩ của bà Hoàng Thị Nga.

Ngày 1/7/1935, tờ Tạp chí Khoa học số 97 ra một bài viết về bà Nga với tựa đề: "Thật là vẻ vang cho đàn bà nước Nam: Cô Hoàng Thị Nga mới đỗ tiến sỹ về khoa vật lý học". Nói về bài luận của bà Nga, tờ báo này viết: "Hội đồng, sau khi nghe bài luận thuyết của cô, đồng thanh ngợi khen cô và nhận cho cô được lấy bằng tiến sĩ vào ưu hạng.

Cô lại còn được khen về phương diện sư phạm nữa. Công chúng đến xem kỳ thi ấy đều tâm phục cái tài khoa học của một cô gái Việt Nam. Cô Hoàng Thị Nga lấy được bằng tiến sỹ khoa học trước nhất ở nước Nam này, thật cô đã làm vẻ vang cho nhà, cho nước, nhất là cho phái nữ lưu, cho các trường cô tòng học, cho các giáo sư đã luyện tập cho cô được thành tài, như ông Petelot, Bernard".

Bài báo về bà Hoàng Thị Nga trên tờ Tạp chí Khoa học số 97 ngày 1/7/1935.

Cách đây nhiều năm, trên tạp chí Xây dựng Đảng, GS Hoàng Xuân Sính (chủ tịch hội đồng quản trị Trường ĐH Thăng Long) cũng đã nhắc đến TS Hoàng Thị Nga. Ông cho biết: "Người phụ nữ đầu tiên đỗ tiến sĩ tây học là bà Hoàng Thị Nga, tiến sĩ Vật lý - một ngành học khó với phụ nữ. Bà được Toàn quyền Pháp Đờ-cu, đại diện chính quyền Pháp ở Đông Dương tiếp lúc mới từ Pháp về sau khi đỗ tiến sĩ.

Hồi đó nam giới người nào được tiếp xúc với Hoàng Thị Nga đều lấy làm vinh hạnh và cũng phải chuẩn bị trước lời ăn, tiếng nói để không hở ra những câu kém tri thức làm hổ thẹn đấng mày râu! Ngoài một số ít ỏi phụ nữ có bằng cấp ra, ta còn có một số những nữ văn sĩ và thi sĩ được biết trong văn học. Trí thức nữ thời đó cũng chỉ có vậy, không nhiều hơn thời phong kiến là bao".

Theo một số nguồn tài liệu, bà Hoàng Thị Nga từng là Hiệu trưởng đầu tiên của trường Đại học Khoa học (một số nguồn là trường Cao đẳng Khoa học). Bà giữ chức vụ trong một thời gian ngắn, sau đó quay về Pháp sinh sống. Tuy nhiên, không rõ vì lý do nào mà tên tuổi TS Hoàng Thị Nga mất hút hoàn toàn trong lịch sử giáo dục ĐH Việt Nam.

TS. Dương Thị Thùy Vân, Giám đốc Trung tâm công nghệ thông tin ứng dụng, Đại học Tôn Đức Thắng là một giảng viên trẻ, từng nhận được nhiều giải thưởng khoa học trong và ngoài nước.

Cơ cấu tổ chức của bộ, cơ quan ngang bộ như thế nào?

Tại Điều 2 Luật Tổ chức Chính phủ 2015 có quy định như sau:

Theo Điều 39 Luật Tổ chức Chính phủ 2015 quy định về Bộ, cơ quan ngang bộ như sau:

Căn cứ theo Điều 40 Luật Tổ chức Chính phủ 2015 sửa đổi bởi khoản 4 Điều 1 Luật Tổ chức chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương sửa đổi 2019 quy định về cơ cấu tổ chức của bộ, cơ quan ngang bộ như sau:

Theo đó, Bộ, cơ quan ngang bộ là cơ quan của Chính phủ thực hiện chức năng quản lý nhà nước về một hoặc một số ngành, lĩnh vực và dịch vụ công thuộc ngành, lĩnh vực trong phạm vi toàn quốc. Cơ cấu tổ chức của bộ, cơ quan ngang bộ bao gồm:

[2] Cục, tổng cục, đơn vị sự nghiệp công lập.

Các đơn vị trên đều có người đứng đầu. Trong đó, số lượng cấp phó của người đứng đầu tổng cục không quá 04. Đối với số lượng cấp phó của người đứng đầu vụ, văn phòng, thanh tra, cục, đơn vị sự nghiệp công lập do Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ quyết định sao cho bảo đảm bình quân không quá 03 người trên một đơn vị.

Bộ trưởng và Thủ trưởng cơ quan ngang bộ có trách nhiệm như thế nào trong tổ chức Chính phủ?

Theo quy định tại Điều 37 Luật Tổ chức Chính phủ 2015, Bộ trưởng và Thủ trưởng cơ quan ngang bộ có trách nhiệm như sau:

- Chịu trách nhiệm cá nhân trước Thủ tướng Chính phủ, Chính phủ và Quốc hội về ngành, lĩnh vực được phân công; về kết quả, hiệu lực, hiệu quả hoạt động của bộ, cơ quan ngang bộ; về các quyết định và kết quả thực hiện các quyết định của mình trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn được giao; cùng các thành viên khác của Chính phủ chịu trách nhiệm tập thể về hoạt động của Chính phủ.

- Thực hiện báo cáo công tác trước Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ; giải trình, trả lời chất vấn trước Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội.

- Thực hiện chế độ báo cáo trước Nhân dân về những vấn đề quan trọng thuộc trách nhiệm quản lý.