Trong tháng 2/2021, tuy xuất khẩu gạo giảm về sản lượng nhưng giá gạo xuất khẩu lại tăng.

Bùng nổ tại thị trường Trung Quốc

Xuất khẩu sang Trung Quốc tiếp tục tăng 20% so với cùng kỳ năm ngoái. Ngoài ra, khối lượng xuất khẩu cá tra sang một số thị trường khác cũng ghi nhận tăng đáng kể như: ASEAN tăng 7%, Mexico tăng 15% và Vương quốc Anh tăng 33%. Riêng thị trường Mỹ giảm 1% về khối lượng nhập khẩu cá tra từ Việt Nam.

Theo VASEP, thị trường Trung Quốc đang phục hồi mạnh mẽ, với nhu cầu cao và giá cả ổn định. Điều này có thể tiếp tục thúc đẩy xuất khẩu cá tra Việt Nam trong 6 tháng cuối năm nay.

Tháng 5/2024, khối lượng xuất khẩu cá tra sang Trung Quốc đạt hơn 29.000 tấn, đây là mức cao nhất kể từ tháng 2 năm ngoái, đồng thời là mức tăng trưởng cao nhất kể từ tháng 2/2024. Mặc dù khối lượng xuất khẩu tăng, nhưng giá xuất khẩu trung bình sang thị trường này vẫn giảm 18% so với cùng kỳ năm ngoái, dẫn đến tổng giá trị xuất khẩu tăng trưởng âm.

Tại Mỹ, khối lượng xuất khẩu cá tra sang thị trường này trong tháng 5/2024 đạt hơn 13.000 tấn, giảm nhẹ so với tháng trước đó, trong khi giá xuất khẩu trung bình tăng 1,7% lên 2,95 USD.

Các chuyên gia VASEP nhận định, sau năm 2023 ảm đạm với kim ngạch xuất khẩu liên tục sụt giảm, xuất khẩu cá tra sang Mỹ đã dần sáng sủa hơn. Theo số liệu của Hải quan Việt Nam, nửa đầu tháng 6/2024, xuất khẩu cá tra sang Mỹ đạt gần 14 triệu USD, tăng 39% so với cùng kỳ. Tính đến ngày 15/6/2024, lũy kế xuất khẩu cá tra sang thị trường này đạt 146 triệu USD, tăng 18% so với cùng kỳ năm 2023.

Tại EU, tháng 5/2024, khối lượng xuất khẩu cá tra sang thị trường này được đánh giá là tương đối ổn định, mặc dù giảm nhẹ xuống còn hơn 6.000 tấn.

Về thị trường ASEAN, tháng 5/2024, khối lượng xuất khẩu trong tháng 5/2024 đạt gần 9.000 tấn, đây là mức cao nhất thị trường này nhập khẩu kể từ tháng 11 năm ngoái. Khối lượng cá tra của Mexico nhập khẩu từ Việt Nam trong tháng 5/2024 tiếp tục tăng lần thứ 3 liên tiếp lên hơn 2.000 tấn, trong khi giá vẫn không ổn định và giảm 7,4% so với tháng trước xuống 2,13 USD/kg.

Tháng 5/2024, Anh nhập khẩu gần 2.000 tấn cá tra từ Việt Nam, con số này được đánh giá là ấn tượng trong 5 năm qua, trong khi đó giá xuất khẩu vẫn giảm 7,3% xuống 2,43 USD. Cuối cùng, thị trường Brazil trong tháng 5/2024 nhập khẩu hơn 2.000 tấn cá tra, gấp đôi so với cùng kỳ năm ngoái, trong khi giá vẫn giảm 1,5% xuống 2,69 USD/kg.

Các chuyên gia VASEP dự báo, trong 6 tháng cuối năm 2024, khối lượng xuất khẩu cá tra sẽ tiếp tục tăng do nhu cầu cao từ các thị trường chính như Trung Quốc và ASEAN. Tuy nhiên, giá xuất khẩu cá tra có thể vẫn sẽ ở mức thấp, do áp lực cạnh tranh và chi phí đầu vào cao. Các doanh nghiệp xuất khẩu cá tra cần tập trung vào việc nâng cao chất lượng sản phẩm, đa dạng hóa thị trường và tìm kiếm các giải pháp để giảm chi phí sản xuất.

Tính chung 2 tháng đầu năm 2024, giá xuất khẩu bình quân hồ tiêu của Việt Nam ước đạt mức 4.041 USD/tấn, tăng 28,7% so với cùng kỳ năm 2023.

Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, 2 tháng đầu năm 2024, xuất khẩu hồ tiêu đạt 35.000 tấn với giá trị 143 triệu USD, giảm 12,3% về khối lượng nhưng tăng 12,9% về giá trị.

Thị trường tiêu thụ hồ tiêu lớn nhất của Việt Nam là Mỹ với tỷ trọng 29%, tiếp đến là Ấn Độ 8%, Đức 6%...Tính chung 2 tháng đầu năm 2024, giá xuất khẩu bình quân hồ tiêu của Việt Nam ước đạt mức 4.041 USD/tấn, tăng 28,7% so với cùng kỳ năm 2023.

Giá hồ tiêu xuất khẩu tăng cũng khiến cho giá hồ tiêu trong nước liên tục tăng. Đặc biệt, giá hồ tiêu liên tục bứt phá từ thời điểm sau Tết Nguyên đán 2024.Ở trong nước, thị trường hồ tiêu ngày 5/3 tăng 500 đồng/kg ở vài nơi so với hôm qua. Hồ tiêu được giao dịch từ 93.000 - 96.000 đồng/kg tùy địa phương.

Ông Hoàng Phước Bính - Phó Chủ tịch thường trực kiêm Tổng thư ký Hiệp hội Hồ tiêu Chư Sê (Gia Lai), cho biết nguyên nhân chính khiến giá hồ tiêu tăng cao đó là yếu tố cung cầu.

Sự tác động lớn nhất khiến giá hồ tiêu tăng nhanh do đang bắt đầu vào vụ thu hoạch nên khối lượng chưa được nhiều. Trong khi đó, giới đầu cơ trong nước đang tập trung mua nhiều, vì họ đoán định rằng hồ tiêu sẽ bắt đầu vào chu kỳ tăng giá trong nhiều năm (thường kéo dài 10 năm).

Cùng đó, người trồng hồ tiêu không có áp lực bán ra lớn, bởi đa số những người trồng hồ tiêu hiện nay đều đã trồng thêm sầu riêng, cà phê hoặc có những thu nhập khác.

Ngoài ra, nhu cầu tăng của các thị trường khác nhau như Mỹ, EU, châu Á và châu Phi đối với các đơn hàng giao ngay trong quý 1/2024 cũng là một trong những nguyên nhân thúc đẩy giá hồ tiêu tăng mạnh.

Thống kê sơ bộ của VPA, lũy kế từ đầu năm đến hết tháng 11/2022, Việt Nam xuất khẩu được 211.507 tấn hồ tiêu các loại, đạt giá trị xuất khẩu 911,1 triệu USD, tăng gần 4% so với cùng kỳ năm trước.

Theo các chuyên gia, với giá hồ tiêu tăng cao như hiện nay khiến các doanh nghiệp gặp khó trong vấn đề xuất khẩu, nhất là các đơn hàng đã ký trước đó.

Hiệp hội Hồ tiêu và Cây gia vị Việt Nam (VPSA) dự báo sản lượng hồ tiêu năm 2024 của Việt Nam sẽ giảm khoảng 10 - 15% xuống còn 160.000 - 170.000 tấn.

Trong những nước có sản lượng hồ tiêu lớn, Brazil đã qua mùa thu hoạch, Việt Nam đã bước vào mùa thu hoạch, trong khi chính vụ của Indonesia và Malaysia vào tháng 7 hàng năm.

Trong khi nguồn cung từ các nước Indonesia, Brazil, Malaysia, Campuchia không bù đắp đủ cho lượng giảm xuất khẩu của Việt Nam sẽ đẩy giá hồ tiêu tăng nóng ngay từ đầu vụ.

Dự báo thị trường hồ tiêu toàn cầu sẽ diễn ra sôi động.Theo Hiệp hội Hồ tiêu và Cây gia vị Việt Nam, sau Tết Nguyên đán, là thời điểm các thương lái Trung Quốc gia tăng sức mua hồ tiêu trên thị trường, nhất là đầu quý 2 hàng năm.

Các thị trường khác cũng sẽ bắt đầu tăng mua trở lại, làm cho lượng hàng tồn kho tiếp tục giảm, điều này tiếp tục hỗ trợ cho giá tiêu trong nước.

Theo Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) dự báo giá hạt tiêu toàn cầu sẽ biến động theo xu hướng tăng trong quý I/2024 do sản lượng tiếp tục giảm ở các nước sản xuất chính.

Điều kiện thời tiết bất lợi do hiện tượng El Nino gây ra đang ảnh hưởng đến năng suất và thu hoạch hạt tiêu.

Nhìn lại lịch sử thị trường hồ tiêu đã trải qua nhiều chu kỳ lên xuống giá và chu kỳ gần nhất cho thấy, chu kỳ lên giá của hồ tiêu thường kéo dài từ 8 - 10 năm và dự báo giá sẽ lên tới đỉnh và sẽ cao hơn của chu kỳ trước (năm 2015, hồ tiêu đạt đỉnh với giá hơn 250.000 đồng/kg), ông Hoàng Phước Bính nhận định./.

Thứ tư, 24/05/2023 15:00 (GMT+7)

(ĐCSVN) - 4 tháng năm 2023, khối lượng xuất khẩu cao su đạt 492 nghìn tấn, giá trị xuất khẩu đạt 685 triệu USD. So với 4 tháng năm 2022, khối lượng xuất khẩu tăng 1,4% nhưng giá trị giảm 20,1%.

Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT), 4 tháng năm 2023, khối lượng xuất khẩu cao su đạt 492 nghìn tấn, giá trị xuất khẩu đạt 685 triệu USD. So với 4 tháng năm 2022, khối lượng xuất khẩu tăng 1,4% nhưng giá trị giảm 20,1%.

Về cơ cấu thị trường xuất khẩu cao su, 3 tháng năm 2023, xuất khẩu cao su sang Trung Quốc chiếm 75%, Ấn Độ chiếm 5%, Hàn Quốc 2%,… Về cơ cấu xuất khẩu cao su, 3 tháng năm 2023, cao su hỗn hợp chiếm 79%, cao su tự nhiên khác chiếm 5%, mủ cao su tự nhiên 5%,…

Bộ NN&PTNT cho biết, từ đầu tháng 4/2023 đến nay, giá cao su tại các sàn giao dịch châu Á có xu hướng giảm so với cuối tháng trước do lo ngại về suy thoái kinh tế và nhu cầu tại Trung Quốc suy yếu.

Khủng hoảng ngân hàng tại Hoa Kỳ và châu Âu làm dấy lên lo ngại về việc tăng trưởng kinh tế sẽ chậm lại và suy yếu nhu cầu tiêu thụ cao su trong ngành sản xuất và tiêu dùng. Ngành công nghiệp ô tô, đặc biệt là tại Hoa Kỳ và châu Âu đang chịu ảnh hưởng bởi lạm phát cao, nhu cầu tiêu dùng suy yếu dẫn đến việc xuất khẩu cao su sẽ khó khăn hơn.

Trong khi đó, Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam đã xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh năm 2023, với khối lượng tiêu thụ 507.985 tấn mủ cao su./.

Trong khi nhiều mặt hàng nông sản xuất khẩu của Việt Nam gặp khó khăn bởi ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 thì xuất khẩu gạo 7 tháng năm 2020 đã tăng tới 10,9% về giá trị. Đáng nói hơn, giá gạo 5% tấm của Việt Nam vươn lên vị trí cao nhất thế giới. Thành công này cho thấy, xuất khẩu gạo Việt Nam đang đi đúng hướng, giảm số lượng nhưng tăng giá trị xuất khẩu.

Giá trị xuất khẩu gạo của Việt Nam liên tục tăng trưởng. Trong ảnh: Bốc xếp gạo xuất khẩu tại cảng Sài Gòn. Ảnh: TTXVN

Tăng chất lượng và giá trị xuất khẩu

Theo Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản (Bộ NN&PTNT), 7 tháng năm nay, Việt Nam đã xuất khẩu gần 3,9 triệu tấn gạo. Trong đó, xuất khẩu gạo trắng chiếm 39,1% tổng kim ngạch; gạo Jasmine và gạo thơm chiếm 37,6%; gạo nếp chiếm 18,7%; gạo Japonica và gạo giống Nhật Bản chiếm hơn 4,4%. Giá trị xuất khẩu gạo đạt 1,9 tỷ USD, tăng 10,9% về giá trị so với cùng kỳ năm trước. Đây là tín hiệu tích cực trong bối cảnh kim ngạch xuất khẩu nhiều mặt hàng chủ lực của nông sản Việt Nam giảm. Cục trưởng Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản Nguyễn Quốc Toản cho biết, gạo là điểm sáng của xuất khẩu nông sản Việt Nam khi liên tục duy trì được tăng trưởng về giá trị.

Về vấn đề này, Tổng Giám đốc Công ty cổ phần Nông nghiệp công nghệ cao Trung An (thành phố Cần Thơ) Phạm Thái Bình thông tin: Giá gạo thơm xuất khẩu của Trung An hiện nay đạt bình quân 700-900 USD/tấn. Không chỉ ở phân khúc gạo chất lượng cao, giá gạo Việt Nam cũng tăng cao ở các phân khúc khác. “Ước tính, so với năm trước giá gạo xuất khẩu hiện nay tăng 20%-30%”, ông Phạm Thái Bình cho hay.

Ở góc độ chuyên gia, Giáo sư Võ Tòng Xuân cho rằng: Ngoài việc nhu cầu về gạo trên thế giới gia tăng liên quan đến lo ngại vì dịch Covid-19 thì sự tăng giá còn nằm ở chất lượng của gạo Việt Nam.

Đánh giá về mặt hàng được coi là “điểm sáng” của xuất khẩu nông sản hiện nay, Phó Chủ tịch Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA) Đỗ Hào Nam cho biết: Gạo 5% tấm của Việt Nam đang có mức giá cao nhất trên thị trường thế giới. Vì thế, xuất khẩu gạo trong 7 tháng năm 2020 giảm 1,4% về số lượng nhưng lại tăng 10,9% về giá trị. Điều này cho thấy ngành lúa gạo Việt Nam đang đi đúng định hướng: Giảm số lượng nhưng tăng giá trị xuất khẩu và tập trung vào phân khúc các loại gạo chất lượng, có giá trị cao.

Đóng gói sản phẩm gạo xuất khẩu tại Công ty cổ phần Nông nghiệp công nghệ cao Trung An, quận Thốt Nốt, thành phố Cần Thơ. Ảnh: TTXVN

Từ tháng 8-2020, Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - Liên minh châu Âu (EVFTA) chính thức có hiệu lực, mở ra rất nhiều cơ hội cho doanh nghiệp xuất khẩu, trong đó có doanh nghiệp xuất khẩu gạo vào thị trường Liên minh châu Âu (EU) trong năm nay và các năm tiếp theo. Ngoài việc được miễn thuế xuất khẩu, hưởng lãi suất, gạo xuất sang thị trường EU đạt giá trị cao hơn, trong đó hiện tại thị trường Đức, Pháp, Thụy Sĩ… có mức giá tới 1.500 USD/tấn. Bên cạnh đó, nhiều thương nhân tại EU sẽ mua gạo Việt Nam xuất sang EU rồi bán đi các nước Trung Đông và thị trường châu Phi nên đây cũng là khối thị trường lớn.

Tuy nhiên, theo Giáo sư Võ Tòng Xuân, đi đôi với cơ hội là những thách thức với gạo Việt Nam. Thị trường EU đòi hỏi cao về nguồn gốc xuất xứ, an toàn thực phẩm… nên chất lượng vẫn là yếu tố then chốt cho xuất khẩu gạo. Như vậy, trong thời gian tới, các doanh nghiệp cần tập trung xây dựng thương hiệu, như giống gạo ST25 ngon nhất thế giới để “định vị” các sản phẩm gạo Việt Nam. Cùng với đó, cần xây dựng vùng trồng lúa chất lượng cho xuất khẩu. Kỹ sư Hồ Quang Cua, tác giả giống lúa ST25 cho rằng, phải xây dựng được vùng nguyên liệu, gắn với quy trình sản xuất an toàn.

Hiện tại, nhiều doanh nghiệp kinh doanh lúa gạo đã tập trung vào phân khúc gạo chất lượng cao để xuất khẩu. Tổng Giám đốc Công ty cổ phần Nông nghiệp công nghệ cao Trung An Phạm Thái Bình cho biết, công ty đã liên kết với nông dân sản xuất trên diện tích khoảng 7.000ha lúa (khoảng 150.000 tấn gạo) để tạo ra sản phẩm gạo chất lượng cao đồng thời có giá trị cao, đáp ứng yêu cầu của các thị trường “kỹ tính”.

Tại Hà Nội, Phó Giám đốc Sở NN&PTNT Hà Nội Nguyễn Xuân Đại cho biết: Hiện nay, sản xuất lúa gạo của thành phố mới đáp ứng khoảng 65% nhu cầu người dân nên chưa thể xuất khẩu. Trong thời gian tới, Hà Nội sẽ xây dựng 25-30 vùng sản xuất lúa Japonica hàng hóa chất lượng an toàn phục vụ nhu cầu thị trường thành phố và hướng tới xuất khẩu. Việc xuất khẩu gạo không phải là bất khả thi khi những sản phẩm gạo chất lượng cao đồng thời có giá trị cao luôn có thị trường nhất định.

Để phát triển các vùng lúa tập trung cho xuất khẩu, đồng thời hỗ trợ doanh nghiệp thúc đẩy phát triển phân khúc gạo chất lượng cao và các thị trường có giá trị cao, Cục trưởng Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản Nguyễn Quốc Toản cho biết, cơ quan này đang xây dựng các chương trình xúc tiến thương mại, phát triển thương hiệu gạo Việt trên thị trường thế giới.

Đặc biệt, nhằm hỗ trợ doanh nghiệp đón những cơ hội từ EVFTA, Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản sẽ đẩy mạnh việc phổ biến chính sách cũng như yêu cầu từ các thị trường lớn; giúp doanh nghiệp hoàn thành các hồ sơ pháp lý cần thiết. Tuy nhiên, ông Nguyễn Quốc Toản nhận định: “Vấn đề cốt yếu quyết định chất lượng hạt gạo vẫn là nông dân và doanh nghiệp. Do vậy, doanh nghiệp và người nông dân phải thay đổi nhận thức, tư duy trong trồng lúa, xuất khẩu gạo, gắn bó liên kết với nhau để phát triển bền vững”.

Nâng cao chất lượng gạo, tập trung vào phân khúc chất lượng cao, giảm số lượng và tăng giá trị xuất khẩu là hướng đi đúng của ngành lúa gạo Việt Nam, vừa góp phần bảo đảm an ninh lương thực, vừa góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.